Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đặc điểm của các tiểu loại ca dao - Coggle Diagram
Đặc điểm của các tiểu loại ca dao
Ca dao du con
Nghệ thuật
Thể thơ chủ yếu: lục bát
Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, như lời tâm tình, trò chuyện
Cấu trúc hai phần: lời đệm, lời dỗ dành, bày tỏ tâm tư
Chức năng
Dỗ dành, ru trẻ ngủ
Giáo dục trẻ những bài học đầu đời (chức năng gốc)
Bộc lộ tâm tư tình cảm của người hát ru (chức năng phái sinh)
Khái niệm
Phần lời cốt lõi của dân ca ru con (hát ru), thể hiện tâm hồn đằm thắm, tình cảm yêu thương của những người vợ, người mẹ.
Ca dao lao động
Bao gồm các bài ca nghề nghiệp và hò lao động
Chức năng:
Đúc kết kinh nghiệm sản xuất ở các ngành nghề truyền thống (chức năng gốc)
Phản ánh tâm tư tình cảm của người dân lao động (chức năng phái sinh)
Tăng hiệu quả của công việc lao động
Bộ phận ca dao về lao động sản xuất, bắt nguồn chủ yếu từ dân ca lao động
Đồng dao
Khái niệm
Chủ yếu dành cho trẻ em
Nội dung, hình thức phù hợp với thế giới quan, tâm sinh lý của trẻ em
Do trẻ em trực tiếp lưu truyền diễn xướng
Nghệ thuật
Thể thơ chủ yếu: thể vẫn (thể thơ ngắn)
Ngôn ngữ mộc mạc giản dị
Ít thủ pháp nghệ thuật
Kết cấu vòng tròn, khép kín
Chức năng
Góp phần trau dồi và phát triển ngôn ngữ
Bổ sung kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội cho trẻ
Giúp trẻ chơi mà học, học mà chơi
Ca dao trào phúng
Bộc lộ sự châm biếm, chế giễu đối với cái xấu, cái đáng cười trong xã hội
Đối tượng bị trào phúng đa dạng: người có thói hư tật xấu, các hiện tượng lố bịch trong đời sống...
Bộ phận ca dao mang tính chất hài hước, trào phúng
Thường sử dụng các biện pháp tu từ: chơi chữ, phóng đại, nói ngược...
Ca dao trữ tình
Phần lời cốt lõi trong các loại dân ca trữ tình
Nội dung: phỗ diễn tâm tư, tình cảm, phản ánh thái độ và cảm xúc thẩm mĩ
Gồm 3 tiểu loại
Ca dao trữ tình về đề tài xã hội
Bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ của người dân lao động nghèo khổ trước những vấn đề, quan hệ hoặc thế lực xã hội
NVTT và ĐTTT có hai loại: loại mang tính chất tượng trưng, phiếm chỉ và loại được xác định cụ thể (như: người đi ở, người làm thuê, người nông dân, người lính...)
Nội dung: tiếng hát than thở về cuộc sống vất vả, lam lũ, thậm chí bế tắc; thái độ phản ứng quyết liệt đối với giai cấp có thế lực trong xã hội...
Thể thơ lục bát, giọng điệu đa dạng, nghệ thuật ẩn dụ, công thức: Thương thay...
Ca dao trữ tình về đề tài tình yêu
NVTT và ĐTTT: chàng trai cô gái độ thanh xuân với cách xưng hô mang sắc thái biểu cảm: mình- ta, anh-em, ai- em, chàng- thiếp, mận- đào, rồng- mây, thuyền – bến...đôi khi là cách nói trống không, phiếm chỉ
Bộ phận lớn nhất trong ca dao trữ tình
Thể thơ lục bát, biện pháp nghệ thuật phong phú, kết cấu đối đáp, công thức: Ước gì, Đêm đêm, đêm qua....
Thể hiện những cung bậc cảm xúc, tình cảm của những thanh niên nam nữ nông thôn xưa
Ca dao trữ tình về đề tài gia đình
Phản ánh sinh hoạt và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: cha mẹ - con cái, anh em, vợ - chồng, vợ cả - vợ lẽ.
Nhân vật trữ tình (NVTT) và đối tượng trữ tình (ĐTTT) đông đảo và phức tạp nhưng chủ yếu vẫn là lời bày tỏ của người phụ nữ với công thức mở đầu: Thân em như/Em như...
Nôi dung: tiếng than thân của người phụ nữ với thân phận thấp kém trong gia đình, nỗi buồn người con gái lấy chồng xa quê, người con dâu, người vợ trong cảnh lẽ mọn, nạn nhân của chế độ đa thê, tiếng hát nghĩa tình thủy chung son sắt...
Thể thơ lục bát, giọng điệu trầm buồn, kết cấu chủ yếu là độc thoại và đối thoại một chiều
Có số lượng lớn nhất, nội dung đa dạng, phong phú nhất, hình thức nghệ thuật độc đáo nhất