Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ - Coggle Diagram
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
NHÀ NƯỚC - CÁCH MẠNG XÃ HỘI
I/ NHÀ NƯỚC:
1/ Nguồn gốc:
Nguyên nhân sâu xa: Do sự
phát triển của lực lượng sản xuất
=> dư thừa của cải => chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và của.
Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt.
2/ Bản chất:
Là một
tổ chức chính trị
của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
3/ Đặc trưng cơ bản:
Có hệ thống các cơ quan quyền lực mang tính cưỡng chế.
Có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền.
Nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định.
4/ Chức trưng:
Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
5/ Các kiểu và hình thức:
Đã từng tồn tại bốn kiểu nhà nước: chủ nô quý tộc, phong kiến, tư sản, vô sản.
Chế độ cộng hòa, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống....
II/ CÁCH MẠNG XÃ HỘI:
1/ Nguồn gốc:
Nguyên nhân trực tiếp: Đấu tranh giai cấp.
2/ Bản chất:
Khác với tiến hóa xã hội, cải cách xã hội, đảo chính.
3/ Phương pháp cách mạng:
Phương pháp cách mạng bạo lực và phương pháp hòa bình.
4/ Vấn đề:
Xã hội sau sẽ phát triển tiến bộ hơn xã hội trước.
Ý THỨC XÃ HỘI
I/ KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI:
1/ Khái niệm:
Tồn tại xã hội
: Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội của con người
: thực tại xã hội khách quan, một kiểu vật chất xã hội, các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ảnh.
2/ Các yếu tố cơ bản:
Phương thức sản xuất vật chất
là yếu tố cơ bản nhất.
Các hình thái ý thức tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội =>
Tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội.
II/ KHÁI NIỆM, KẾT CẤU, TÍNH GIAI CẤP, CÁC HÌNH THÁI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI:
1/ Khái niệm:
Là
xã hội tự nhận thức
về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và về hiện thực xung quanh mình.
2/ Kết cấu:
Tâm lý xã hội:
Tình cảm, tâm trạng, truyền thống,... nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội.
Hệ tư tưởng xã hội:
Quan trọng là quan điểm, các học thuyết và các tư tưởng.
Chia thành:
ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
3/ Tính giai cấp:
Biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn hệ tư tưởng.
4/ Các hình thái:
Ý thức chính trị.
Ý thức pháp quyền.
Ý thức đạo đức.
Ý thức tôn giáo.
Ý thức lý luận (khoa học).
Ý thức triết học.
Ý thức nghệ thuật (thẩm mỹ).
III/ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG:
Mỗi hình thức xã hội đều có
sự tác động ngược
trở lại tồn tại xã hội.
Ý thức thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có tính kế thừa.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
I/ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI:
Con người là thực thể sinh học - xã hội.
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
Con người vừa là chủ thể lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
II/ HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI:
1/ Thực chất:
Là do lao động của con người bị tha hóa.
Việc khắc phục tha hóa gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, và trên các phương diện khác.
2/ "Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức.": Đây là một trong những tư tưởng
căn bản, cốt lõi.
3/ " Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.": "Kim chỉ nam".
III/ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC - LÊNIN:
1/ Quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
Cá nhân và xã hội không thể tách rời.
2/ Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ:
Quần chúng nhân dân là
chủ thể sáng tạo chân chính, là động lực phát triển
của lịch sử.
Lãnh tụ là người tổ chức hoặc sáng lập và điều hành trong các hoạt động của các quần chúng nhân dân.
TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
IV/ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VN:
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là
nền tảng lý luận
cho việc phát huy vai trò của con người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt nam hiện nay.
Việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta chú trọng nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng.