Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 - Coggle Diagram
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Tình hình thế giới
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh...
Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
Tình hình Việt Nam
a. Chính trị:
Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, thi hành một số chính sách tiến bộ: ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,...
Tại Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động, song, Đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quần chúng.
b. Kinh tế:
Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp:
Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền (cao su, cà phê,...)
⇒ Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (đường, giấy, diêm,..).
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
c. Xã hội:
đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp:
Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
Nông dân: này càng bị bần cùng hóa.
Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, đời sống bấp bênh.
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).
Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937).
Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7/1937).
Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938)
b. Đấu tranh nghị trường
Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:
Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.
Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.
Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...
Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...