Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Coggle Diagram
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
KHÁI NIỆM
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một BCT thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C)
Một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó Ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
Các bên tham gia
Người xin mở thư TD (Applicant) => NM, người NK, NM ủy thác cho một người khác
NH mở thư TD/NHPH (Issuing Bank) => NH đại diện cho người NK.
NH thông báo thư TD (Advising Bank) => NH ở nước người hưởng lợi.
NH xác nhận (Confirming Bank)
NH thanh toán (Paying Bank)
NH chấp nhận (Accepting Bank)
NH thương lượng (Negotiating Bank)
Đặc điểm của giao dịch L/C
Thư tín dụng là hợp đồng kinh tế hai bên
Thư tín dụng độc lập với hợp đồng thương mại
Thư tín dụng chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
Thư tín dụng yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của BCT
Thư tín dụng là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo
Cơ sở pháp lý
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP - Uniform Customs and Practice for Documentary Credits)
Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ (ISBP - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits.
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ điện tử (eUCP - ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits for Electronic Presentation)
Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (URR)
Uniform Rules for Reimbursement under Documentary Credit
NỘI DUNG
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:
Số hiệu riêng (credit number)
Địa điểm mở L/C (place of issue)
Ngày mở L/C (date): có ý nghĩa
Ngày phát sinh cam kết của NH mở L/C đối với người hưởng lợi
Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
Căn cứ để XK xem người nhập khẩu mở L/C có đúng hạn hay không.
Các bên có liên quan
Người yêu cầu mở L/C (Applicant)
Người hưởng lợi của L/C (Beneficiary)
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo (Advising Bank)
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)
Ngân hàng thanh toán (Paying Bank)
Số tiền của L/C:
Được ghi bằng Số/Chữ => Thống nhất cách ghi
Đơn vị tiền lệ => ISO
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C
Thời hạn hiệu lực của L/C:
Là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu xuất trình BCT thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C.
Ngày mở L/C hợp lý
Số ngày cần thiết để NH mở thông báo L/C đến người bán. Số ngày này lại phụ thuộc vào địa điểm nước người mua, người bán, nơi giao hàng.
Tính chất, đặc điểm hàng hóa NK, điều kiện giao nhận vận tải, phương thức kinh doanh của người XK.
Ngày hết hạn hiệu lực hợp lý
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời hạn hợp lý
Số ngày cần thiết để lập chứng từ (3 đến 4 ngày)
Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ (2 ngày)
Ngân hàng chuyển chứng từ đi (5 đến 7 ngày)
Địa điểm thanh toán
Số ngày cần thiết để NHPH kiểm tra và thể hiện ý chí có thanh toán hay không.
Thời hạn trả tiền L/C:
Được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.
Trả tiền ngay L/C At Sight) =>Thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C
Trả tiền có kỳ hạn (Acceptance hay Deferred L/C) => thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, Hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của L/C
Thời hạn giao hàng:
Thời hạn này tùy thuộc vào quy định của thời hạn giao hàng trong hợp đồng
Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất => shipment must be effected not later than ... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2008 or earliest September 1st, 2008
Trong vòng => shipment must be effected during….
Khoảng => shipment must be about…
Ngày cụ thể => shipment must be effected on....
Những nội dung về hàng hóa
Tên hàng, số lượng, chất lượng, trọng lượng, giá cả,, bao bì, ký mã hiệu….(theo hợp đồng)
Để đảm bảo bức điện được truyền an toàn, chính xác => dung lượng bức điện có giới hạn => Đối với những hợp đồng có mô tả hàng hóa phức tạp, quá dài => nội dung mô tả được thể hiện vắn tắt trong bức điện, nội dung chi tiết sẽ được gửi bằng thư
Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
Điều kiện cơ sở giao hàng => FOB, FAS, CIF..
Nơi gửi và giao hàng
Cách vận chuyển => có được chuyển tải hay không (transhipment)
Cách giao hàng => có được phép giao hàng từng phần hay không (partial shipment)
Yêu cầu về Bộ chứng từ
Danh mục chứng từ
Số lượng bản gốc và bản sao mỗi chứng từ
Yêu cầu việc ký phát từng loại chứng từ
Trong TTQT, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa => Yêu cầu lập chứng từ phải phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C
Những điều khoản đặc biệt khác
Incoterm 2000, luật hối phiếu, tập quán thương mại quốc tế, các văn bản pháp luật trong nước,...
Chữ ký ngân hàng mở L/C
Có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý.
Nếu L/C bằng thư: chữ ký trên ấn chỉ L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau giữa NH mở L/C và NH thông báo L/C.
DIỄN GIẢI QUY TRÌNH
Bước 1: Căn cứ vào các thỏa thuận trên hợp đồng thương mại, nhà NK đến ngân hàng làm thủ tục đề nghị mở TTD.
Bước 2: Ngân hàng hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở TTD của khách hàng.
Bước 3: Sau khi kiểm tra tính xác thực của TTD, ngân hàng thông báo sẽ thông báo TTD cho người thụ hưởng.
Bước 4: Người thụ hưởng kiểm tra nội dung TTD.
Bước 5: Người thụ hưởng lập BCT theo yêu cầu của TTD và xuất trình vào ngân hàng phục vụ mình nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.
Bước 6: Ngân hàng của người thụ hưởng chuyển BCT cho ngân hàng phát hành.
Bước 7: Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ.
Bước 8: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thông báo kết quả thanh toán BCT cho người thụ hưởng.
Bước 9: Ngân hàng phát hành gửi BCT cho người đề nghị mở TTD
Bước 10: Người đề nghị TTD kiểm tra chứng từ.
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Tín dụng chứng từ hàng nhập
Bước 1: Tiếp nhận đề nghị mở thư tín dụng: gồm hồ sơ mở Thư tín dụng và hồ sơ bảo lãnh thư tín dụng
Bước 2: Phát hành thư tín dụng
Bước 3: Tu chỉnh thư tín dụng:
Bước 4: Kiểm tra
Bước 5: Thanh toán TTD/Từ chối thanh toán TTD
Bước 6: Ký hậu vận đơn
Bước 7: Bảo lãnh nhận hàng
Tín dụng chứng từ hàng xuất
Bước 1: Thông báo TTD
Bước 2: Thương lượng TTD
Bước 3: Thanh toán/ Chấp nhận TTD
Bước 4: Xác nhận TTD