Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC, III.Phương pháp nghiên cứu kinh tế học…
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
II. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
1.Hệ thống kinh tế thị trường:
Là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Nền kinh tế thị trường giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản:
sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai?
Ưu điểm
Nhà sản xuất luôn nỗ lực tối ưu việc phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực dưới sức ép tối đa hóa lợi nhuận.
Người tiêu dùng được tự do lựa chọn.
Nhược điểm
Cầu về dịch vụ an ninh quốc phòng không được đầu tư thỏa đáng.
Hàng hóa công cộng cần thiết không được đầu tư (do lợi nhuận thấp,…)
Do đặt lợi nhuận lên trên hết nên sẽ dẫn đến phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, ô nhiễm môi trường,…
2.Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Ba vấn đề kinh tế cơ bản đều do Chính phủ quyết định và thực hiện
Ưu điểm
Việc quản lý thống nhất, tập trung, hạn chế phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội, giải quyết được nhu cầu công cộng của xã hội
Nhược điểm
Sinh ra thói quan liêu bao cấp
Không kích thích sản xuất phát triển
Sử dụng nguồn lực kém hiệu quả
Gặp trục trặc trong khâu phân phối
Gần như triệt tiêu tính năng động, sáng tạo của DN
Hệ thống kinh tế hỗn hợp
Là nền kinh tế mà cả quy luật thị trường và chính sách của Chính phủ đều có tác động đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế.
Ưu điểm
phân phối hàng hóa và dịch vụ đến những nơi cần thiết nhất và cho phép giá cả đo lường cung và cầu.
thưởng cho những nhà sản xuất hiệu quả nhất với lợi nhuận cao nhất, giúp khách hàng nhận được giá trị cao nhất khi tiêu dùng
khuyến khích sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách sáng tạo hơn, rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn.
tự động phân bổ vốn cho các nhà sản xuất sáng tạo và hiệu quả nhất
Việc mở rộng vai trò của Chính phủ cũng đảm bảo rằng các thành viên kém cạnh tranh hơn được quan tâm, giúp khắc phục một trong những nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
Nhược điểm
Mối quan hệ giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhóm lợi ích kinh tế và thị trường có thể tạo ra các định hướng khiến cho nền kinh tế hỗn hợp không còn thuần túy cho lợi ích chung.
Hạn chế này có thể cho phép các nhóm có lợi ích chiếm đoạt các nguồn lực khỏi các hoạt động có năng suất tiềm năng và tìm cách thay đổi chính sách kinh tế theo hướng có lợi cho họ
I.Giới thiệu tổng quan về kinh tế học
Đối tượng và nội dung
Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của con người.
Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các thành viên trong xã hội.
Phân ngành kinh tế học
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu
Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vĩ mô
Căn cứ vào cách tiếp cận
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học chuẩn tắc
Các nguyên lý
Con người ra quyết định như thế nào?
Nguyên lý #1: Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi
Nguyên lý #2: Chi phí của một thứ là thứ gì đó mà bạn phải từ bỏ để có nó.
Nguyên lý #3: Những người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Nguyên lý #4: Con người phản ứng trước các kích thích
Mọi người tương tác như thế nào?
Nguyên lý #5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Nguyên lý #6: Thị trường thường là cách tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế
Nguyên lý #7: Chính phủ đôi khi có thể cải thiện kết cục thị trường
Tổng thể nền kinh tế hoạt động như thế nào ?
Nguyên lý #10: Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Tổng thể nền kinh tế hoạt động như thế nào ?
Nguyên lý #9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.
IV. Lý thuyết lựa chọn
1.Chi phí cơ hội
là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn
2.Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
thể hiện sự kết hợp của hai loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất được với các nguồn lực và công nghệ hiện có
3.Hình dạng của PPF
Hình dạng PPF có thể là đường thẳng hay đường cong lõm
Phụ thuộc vào điều gì xảy ra với chi phí cơ hội khi nền kinh tế chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác.
III.Phương pháp nghiên cứu kinh tế học
2.Phương pháp so sánh tĩnh
Là sự so sánh trạng thái cân bằng mới với trạng thái cân bằng cũ sau khi có sự thay đổi trong các biến số
Áp dụng nguyên tắc các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus), điều này giúp tách biệt và phân tích tác động riêng biệt của từng yếu tố đến biến số khác.
1.Phương pháp mô hình hóa
là phương pháp áp dụng các mô hình đơn giản hơn so với thực tế để mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế.
luôn đi kèm với các giả thiết
3.Phương pháp phân tích cận biên
Phân tích cận biên là phương pháp xem xét sự thay đổi của biến số Y (ký hiệu là ∆Y) khi thêm hay bớt một đơn vị của biến số X (ký hiệu là ∆X).
Là phương pháp đặc thù của kinh tế vi mô, còn được gọi là phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA).