Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 ĐẾN 1939 - Coggle Diagram
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 ĐẾN 1939
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Thế giới
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Tháng 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định
Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
Nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít.
Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình
Trong nước
Chính trị
Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí …
Lúc này ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính trị hoạt động
Kinh tế
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa
Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam
Xã hội
Công nhân: thất nghiệp, lương giảm sút so với trước khủng hoảng.
Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.
Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến
hiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
Phong trào Đông Dương Đại hội
Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8/1936).
Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận
Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939
Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng
Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm
Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
Bài Học kinh nghiệm
Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc.