Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh - Coggle Diagram
Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
II. CÁC NƯỚC MĨ LATINH
Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.
Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:
Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...
Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...
Giai đoạn 1960 – 1975:
1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.
Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).
Tình trạng đói nghèo ở nhiều nước châu Phi
Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục.
Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.