Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
DẤU CÂU - Coggle Diagram
DẤU CÂU
Dấu ngang (-)
Các bạn học sinh cần lưu ý và phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối, 2 loại dấu này thường dễ bị nhầm lẫn và gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Sau đây là những tác dụng và cách sử dụng của dấu gạch ngang bao gồm:
Dấu gạch ngang dùng để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ. Ví dụ như : Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Lào được xây dựng và duy trì từ rất lâu đời.
Được đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số nào đó, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các khoảng năm với nhau.
Dùng để nối giữa những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. Ví dụ như: Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây sẽ giúp rút ngắn khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh đi thành phố Vũng Tàu.
Đặt đầu dòng để liệt kê những nội dung, các bộ phận liên quan.
Để ngăn cách, tạo ranh giới giữa thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
Dấu ngoặc kép (“ ”)
Dấu ngoặc kép hay còn được biết đến với tên gọi là dấu trích dẫn có những tác dụng và cách sử dụng như sau:
Dùng để đánh dấu các trích dẫn, đánh dấu bắt đầu và kết thúc nguyên văn một câu nói, đoạn hội thoại từ một người hay tài liệu, sách, báo dẫn nào đó trong câu.
-
-
Dấu ngoặc đơn ()
Khi bạn muốn ghi chú, hay đánh dấu nghĩa của một từ, cụm từ nào đó, bạn nên sử dụng dấu ngoặc đơn, điều này sẽ giúp giải thích nghĩa rõ ràng hơn cho người đọc.
Dùng làm ranh giới giữa thành phần chú thích với các thành phần khác. Dùng để chú thích nguồn gốc của tài liệu, dẫn liệu.
Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy thường ít được sử dụng trong văn viết hơn dấu phẩy nhưng nếu sử dụng các bạn cần phải lưu ý những điều sau:
Dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt ranh giới, ngăn cách giữa các vế trong câu ghép có độ phức tạp lớn.
Để phân biệt các phép liệt kê có trong câu, đứng sau các bộ phận này.
-
Sau dấu chấm phẩy, chúng ta không cần phải viết hoa chữ cái đầu dòng nếu từ đó không phải là một danh từ riêng.
Dấu hai chấm (:)
-
Báo hiệu một sự liệt kê, liên kết nội dung có liên quan đến phần câu nằm phía trước dấu 2 chấm.
Mô tả phần đứng sau dấu hai chấm (:) có chức năng giải thích hay thuyết minh nội dung của phần trước đó.
-
-
-
Dấu phẩy (,)
Giúp phân biệt thành phần chủ ngữ, vị ngữ với các thành phần khác trong câu.
Phân biệt, ngăn cách các vế trong câu ghép hoặc nhiều câu đơn với nhau.
Phân tách các từ, cụm từ có cùng chức năng, ý nghĩa, hay từ đồng nghĩa trong câu.
Phân tách giữa một từ, cụm từ với một bộ phận chú thích trong câu.
Sau dấu phẩy, chúng ta viết chữ bình thường, có thể xuống dòng khi đã hết trang.
Dấu phẩy (,) thường đứng sau các bộ phận được liệt kê.
-
Dấu chấm (.)
Dấu chấm (.) có tác dụng chính là để kết thúc một câu trần thuật, giúp cho người đọc biết được câu chuyện, bài văn đã chuyển sang một vấn đề khác.
Sau dấu chấm (.) chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn nếu soạn trên máy tính sẽ bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím.
Dấu hỏi (?)
Dấu chấm hỏi các tác dụng chính là để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó.
Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc một câu nên ở câu tiếp theo chúng ta ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên và cách ra một khoảng ngắn.