Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Coggle Diagram
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Các nước ĐNA
Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản
Sau khi nhật đầu hàng đồng minh nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
17/8/1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập
2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á
1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.
1984, Bru-nây giành độc lập
2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập
Lào
12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập
Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào
1946 – 1954, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
1954 – 1975, nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào
2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập
Campuchia
Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia
Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia
1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước
1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ
1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ
1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập
Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
Tổ chức ASEAN
Sự ra đời và phát triển của các nước ASEAN
sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn
Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc
tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới
Mục tiêu hoạt động
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực
Qúa trình phát triển
Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
Giai đoạn 1976 – 1991
ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Giai đoạn 1991 – nay
Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cườn
Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức
2007, Hiến chương ASEAN được kí kết
Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập
ẤN ĐỘ
Cuộc đấu tranh giành độc lập
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Công cuộc xây dựng đất nước
Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới
Đối ngoại
Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
Tham gia sáng lập phong trào “không liên kết” quốc tế ngày càng được nâng cao.
Vai trò, địa vị chính trị của Ấn Độ trên trường quốc tế được nâng cao.