Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Gced khối 10 - Tiếp cận giáo dục (5 lăng kính) - Coggle Diagram
Gced khối 10 - Tiếp cận giáo dục (5 lăng kính)
Lăng kính 1: Tư duy toàn cầu
Khái niệm về giáo dục chất lượng và khả năng tiếp cận
Giáo dục chất lượng là phải đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận một giáo dục chất lượng cao bao gồm kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết để phát triển.
Khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng của mọi người trên thế giới chưa được đảm bảo vì có nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, địa hình cản trở, những cuộc xung đột.
Vai trò giáo dục chất lượng đối với mỗi cá nhân và các quốc gia
Tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tri thức cao.
Giảm bất bình đẳng và tệ nạn xã hội
Phát triển kinh tế bền vững
Tình hình phổ cập giáo dục chất lượng của Việt Nam & trên thế giới
Trong năm 2022, có 98% trẻ em hoàn thành cấp tiểu học, 87% trẻ em hoàn thành THCS và 59% hoàn thành THPT. Các trẻ em hộ nghèo có tỷ lệ hoàn thành cấp học dưới mức trung bình cả nước. Đặc biệt các trẻ em gái cóp tỷ lệ hoàn thành cấp học cao hơn ở tất cả các cấp.
141, 273, 225 là những con số trung bình mà các trường học phải đóng cửa do dịch Covid ở Nam Á, Mỹ Latinh, Caribe từ năm 2020 đến 2022. Tỷ lệ trẻ em sống trong tình trạng nghèo học tập đã tăng lên 70%. Hơn 1 tỷ trẻ em phải gián đoạn hơn một năm trong học tập. 463 triệu trẻ em không thể tiếp cận hình thức học tập từ xa trong thời gian trường đóng cửa.
Lăng kình 2: Tư duy hệ thống
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều trên toàn cầu
Một số đất nước có địa lý không thuận tiện cho việc di chuyển
Chính trị không ổn định ở một số quốc gia khiến cho việc phát triển giáo dục không ổn điịnh
Kinh tế ở nhiều nước chưa phát triển.
Vòng luẩn quẩn của giữa nghèo đói và tiếp cận giáo dục: Nghèo đói -> không có tiền -> không được tiếp cận giáo dục -> không có kiến thức -> không có việc làm -> nghèo đói
Vòng luẩn quẩn giữa bất bình đẳng và tiếp cận giáo dục: Bất bình đẳng thu nhập -> không có tiền đủ sống -> không được tiếp cận giáo dục chất lượng -> thiếu kiến thức -> làm những công việc làng nhàng -> thu nhập thấp -> bất bình đẳng
Giải pháp nhằm phổ cập giáo dục chất lượng
Tăng cường đào tạo giáo viên dể có nguôn nhân lực cho giáo dục
Hỗ trợ những vùng sâu vùng xa nơi có điều kiện & địa lý đều khó khăn
Miễn học phí cho tất cả cấp độ
Kiểm tra định kỳ chất lượng giáo dục mỗi nơi để đánh giá mức độ hiệu quả
Lăng kính 5: Cộng tác
Cộng tác trong giáo dục là một tổ chức hoặc một đất nước phối hợp, hợp tác với nhau để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục cũng như phổ cập đến những người có điều kiện khó khăn
Cách cộng tác hiệu quả
Biết cách lắng nghe, suy ngẫm và đánh giá quan điểm của người khác, từ đó phản hồi một cách hợp lý
Xác định và giải quyết các vấn đề về giao tiếp
Có khả năng thương thuyết/thỏa thuận trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn
Biết cách hòa giải xung đột/bất hòa
Tại Việt Nam: UNICEF cam kết cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo nỗ lực đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng quyền tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng.
Trên thế giới Các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như Save the Children, World Vision, và Oxfam,...cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các chương trình giáo dục của UNICEF, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn.
Lăng kính 4: Đổi mới sáng tạo
Vòng tròn thiết kế
Là một vòng tròn có 4 bước giúp học tạo ra giải pháp cho các chủ đề trọng tâm một cách hiệu quả và khoa học
Có 4 bước:
Bước A: Truy vấn và phân tích: tìm hiểu Chủ đề trọng tâm thông qua 5 lăng kính và thực hiện Truy vấn Cá nhân.
Bước B: Phát triển ý tưởng: lên ý tưởng cho Dự án Hành động, lập kế hoạch và chuẩn bị hành động.
Bước C: Triển khai giải pháp: triển khai Dự án Hành động.
Bước D: Đánh giá giải pháp: suy ngẫm sau quá trình triển khai Dự án Hành động.
Lăng kính 3: Tư duy phản biện
Giáo dục được phổ cập một cách bình đẳng
Ưu
Giảm bất bình đẳng kể cả khoảng cách giàu nghèo
Khai thác tiềm năng của mỗi người qua đó họ sẽ góp ích vào xã hội
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
Nhược
Cần một nguồn kinh phí cũng như nhân lực lớn để thực hiện
Phải có sự hiệu quả và bền vững lâu dài
Định nghĩa về phổ cập giáo dục công bằng và một số ví dụ
Phổ cập giáo dục công bằng là tất cả cá nhân trong mọi hoàn cảnh đều được đảm bảo tiếp cận giáo dục với chất lượng như nhau
Ví dụ:
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã triển khai nhiều chương trình nhằm phổ cập giáo dục "công bằng" cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình nhằm phổ cập giáo dục "công bằng" cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Chính sách nâng đỡ giáo dục là chính sách do nước Mỹ tạo nên với mục đích các doanh nghiệp hoặc chính phủ hỗ trợ khắc phục những bất lợi về giáo dục cho một yếu tố nào đó. Ví dụ các yếu tố như màu da và sắc tộc sẽ được tạo cơ hội được vô các trường đại học lớn.
Mục đích:
Cung cấp cơ hội công bằng cho tất cả mọi người
Minh chứng: Những trẻ em không đủ kinh phí hoặc không đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ tiếp cận giáo dục một cách tiềm năng nhất qua đó giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội khoảng cách giàu nghèo
Lập luận 2: Có được một môi trường sinh sống và làm việc công bằng hơn.
Minh chứng: Mọi người đều sẽ được đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế, trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ tài chính khi gặp khó khăn. Điều này giúp giảm bất bình đẳng trong xã hội bằng cách đảm bảo rằng mọi người đều có mức sống cơ bản và không lo lắng về rủi ro sức khỏe, tài chính.
Ví dụ: ở Brazil đã áp dụng hai chính sách nâng đỡ gồm
Chính sách nâng đỡ 1: Chương trình Đại học cho mọi người (ProUni) cấp học bổng cho nhóm sinh viên yếu thế theo học trường đại học tư
Chính sách nâng đỡ 2: Các trường đại học ở Brazil đã áp dụng hạn mức tuyển sinh dựa trên chủng tộc
Hiệu quả:
Tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho các nhóm chủng tộc bị phân biệt.
Môi trường học tập đa dạng và phong phú hơn
Tạo động lực cho nhiều học sinh nỗ lực hơn
Hạn chế:
Thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ
Bất bình đẳng cơ cấu do chưa có những chính sách cho các cấp học dưới.