Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÂU CẢM THÁN , CÂU CẦU KHIẾN - Coggle Diagram
CÂU CẢM THÁN , CÂU CẦU KHIẾN
CÂU CẢM THÁN
Câu cảm thán là một trong bốn kiểu câu: Câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Đây là loại câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Về cơ bản, việc nhận biết câu cảm thán không quá khó bởi câu cảm thán có nhiều dấu hiệu để nhận ra. Đặc biệt, khi viết, câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU CẢM THÁN
Câu cảm thán có đặc trưng dễ nhận thấy là những từ cảm thán như: ôi, hỡi ôi, than ôi, hỡi ơi,...
Thông thường, câu cảm thán được sử dụng nhiều hơn trong văn nói, thể hiện cảm xúc của người nói trong quá trình giao tiếp. Trong khi đó, trong cái văn phong trang trọng thì không được thể hiện cảm xúc vào trong đó.
Ví dụ ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng, cần sự chính xác và khách quan.
CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN
Chức năng cơ bản nhất của câu cảm thán là nói lên ý kiến, thể hiện cảm xúc của người nói, người viết.
Trước tiên, câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết.
Câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui tươi: "Ôi, thời tiết hôm nay thật mát mẻ làm sao!". Trong câu văn này, người nói đang thể hiện cảm xúc thoải mái, khoan khoái đến mức phải thốt lên "ôi". Từ "ôi" ở đầu câu có nhiệm vụ bổ nghĩa cho vế sau, và sau câu cảm thán thì luôn có dấu chấm
Câu cảm thán thể hiện cảm xúc buồn: "ôi trời ơi! Sao số tôi lại khổ thế này!". Trong câu này, dấu hiệu của câu cảm thán được thể hiện ở: "ôi trời ơi" và "thế này" cùng với dấu chấm than. Câu cảm thán đã thể hiện sự bất lực, hoặc đang trong nỗi bất lực, không thể than vãn với ai.
Câu cảm thán thể hiện sự tức giận: "Điên mất thôi!". Trong câu này, người nói đã thể hiện cảm xúc rất tức giận qua câu cảm thán.
Trong văn chương, câu cảm thán giúp người đọc hiểu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu cảm thán đều được tác giả sử dụng để tăng cảm xúc của người đọc.
PHÂN LOẠI
Thứ nhất, câu cảm thán không có chứa nòng cốt câu như: Than ôi, chao ôi, ôi trời,... Thường những câu bày tỏ cảm xúc không có ý nghĩa trong câu xuất hiện trong các tình huống bất ngờ không đoán trước được.
Thứ hai, câu cảm thán có nòng cốt câu. Đó là những câu mà các từ dùng để cảm thán không đứng riêng thành 1 câu độc lập.
CÂU CẦU KHIẾN
Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 đã đưa ra định nghĩa về câu cầu khiến. Theo đó, câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
Như vậy có thể thấy câu cầu khiến là loại câu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó làm việc cụ thể. Và thông thường câu cầu khiến sẽ ngắn gọn và có sử dụng ngữ điệu trong câu, khi muốn nhấn mạnh thì câu thường kết thúc bằng dấu chấm than.
ĐẶC ĐIỂM
Câu cầu khiến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, vì đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích mà người dùng có thể lựa chọn những từ ngữ khác nhau để đặt cho phù hợp.
Không phải trong trường hợp nào thì câu cầu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm để kết thúc câu cầu khiến nếu không mang hàm ý nhấn mạnh.
Câu cầu khiến thường ngắn gọn, súc tích, ít từ và sử dụng nhiều trong văn nói và đôi khi câu cầu khiến còn được tối giản chủ ngữ để nhấn mạnh ý muốn nói.
Vì vậy có thể kết luận rằng: để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không thì có thể dựa vào một số dấu hiệu như sau:
Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến (thôi, đừng, thôi nào, hãy, đi, đừng,...) thì chắc chắn đó là một câu cầu khiến. Ví dụ: Hãy im lặng đi!, Đừng có đi vào vùng cấm!,...
Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị. Ví dụ: Hãy mở sách giáo khoa ra, Đừng có dậy muộn nữa, Hãy đi làm đúng giờ,...
TÁC DỤNG
Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dụng khác nhau, thông thường câu cầu khiến có các tác dụng:
Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: dùng trong trường hợp để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ địa vị thấp hơn.
Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè đồng nghiệp.
Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên: nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn bè thì chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
LƯU Ý
Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến bạn cần phải cân nhắc cẩn thận, chú ý đến các đối tượng, chủ thể trong giao tiếp, lựa chọn từ ngữ thích hợp- trách để người đọc, người nghe hiểu sai về thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.
Nếu nói "Minh, mở cửa lớp!" thì câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ cảm thấy không được tôn trọng, vì họ cảm thấy minh đang bị người nói ra lệnh chứ không phải là giúp đỡ.
Ngược lại nếu nói "Minh ơi, mở của lớp giúp tớ với!" thì câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện được thái độ lịch sự khi nhờ giúp đỡ trong giao tiếp, người nghe vừa hiểu được cũng đồng thời vui lòng giúp đỡ.
MỘT SỐ DẠNG BÀI
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahUKEwjPs7baxaqCAxXrh1YBHQdbC5QQFnoECA8QAQ&url=https%3A%2F%2Ftech12h.com%2Fbai-hoc%2Ftrac-nghiem-ngu-van-8-bai-cau-cam.html&usg=AOvVaw3zkFb6kp6rnfmH2AqHD31-&opi=89978449
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahUKEwjGl4LrxaqCAxU6slYBHYReCjoQFnoECA4QAQ&url=https%3A%2F%2Fvietjack.com%2Ftieng-viet-lop-4%2Ftrac-nghiem-luyen-tu-va-cau-cau-khien-cach-dat-cau-khien.jsp&usg=AOvVaw3W1HjFl2_xmtr-0zEgclCw&opi=89978449
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahUKEwjGl4LrxaqCAxU6slYBHYReCjoQFnoECAsQAQ&url=https%3A%2F%2Fvietjack.me%2Ftrac-nghiem-cau-cau-khien-co-dap-an-ngu-van-8-1700.html&usg=AOvVaw0ZiyiGMi7z1XhK4tGuuojo&opi=89978449
THIẾT KẾ : TRẦN THẢO MY