Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
GCED KHỐI 10 - TIẾP CẬN GIÁO DỤC (LĂNG KÍNH 2 - TƯ DUY HỆ THỐNG) - Coggle…
GCED KHỐI 10 - TIẾP CẬN GIÁO DỤC (LĂNG KÍNH 2 - TƯ DUY HỆ THỐNG)
Những nguyên nhân khiến trẻ em nói chung không được tiếp cận với giáo dục
Khách quan
Bất bình đẳng giới/sắc tộc
Điều kiện kinh tế của gia đình không ổn định
Vị trí địa lí
Thiếu cơ sở vật chất, giáo viên
Khuyết tật bẩm sinh
Bất ổn chính trị
Chủ quan
Khuyết tật bẩm sinh
Những nguyên nhân chủ quan thường liên quan tới ý thức hoặc thái độ của bản thân đối với việc tiếp cận giáo dục.
Những nguyên nhân khách quan thường liên quan tới yếu tố bên ngoài và chi phối nhiều hơn khả năng trẻ em được tiếp cận giáo dục.
Những nguyên nhân khiến một nhóm trẻ em không được tiếp cận với giáo dục
Một vấn đề lớn của nền giáo dục Mĩ đó là sự bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội giáo dục: người da trắng luôn có nhiều cơ hội học tập hơn người da màu. Người da màu thường có thu nhập thấp nên con cái họ khó có cơ hội theo đuổi việc học đến cùng do phải sớm gia nhập thị trường lao động.
Có 30 triệu trẻ em ở châu Phi không được học xong bậc tiểu học vì sống cách trường học quá xa; phương tiện giao thông bị thiếu thốn; điều kiện kinh tế của gia đình quá khó khăn; tình trạng phân biệt đối xử với các trẻ em gái;...
Trẻ em các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam không được đi học/bỏ học sớm vì sự thiếu thốn cơ sở vật chất, giao thông đi lại khó khăn; hoàn cảnh gia đình, sự nghèo khó; những hủ tục lạc hậu chưa được bãi bỏ.
Không phải nơi nào trên thế giới cũng gặp những vấn đề giống nhau (dẫn tới việc nhiều người dân không được tiếp cận với giáo dục).
Vòng lặp
Những vấn đề liên quan đến nhau theo dạng nguyên nhân - kết quả. Nếu một trong những vấn đề trong vòng lặp không được giải quyết thì vòng lặp sẽ không thể kết thúc.
Một loại bất bình đẳng không những có thể tự duy trì bản thân mà còn có thể duy trì các loại bất bình đẳng khác.
Ví dụ: Bùng nổ dân số --> Thiếu cơ sở vật chất và giáo viên --> Không có cơ hội được tiếp cận giáo dục --> Duy trì các hủ tục hoặc không thực hiện kế hoạch hóa gia đình --> Bùng nổ dân số.
Vòng lặp giữa "ít cơ hội" và "đầu ra kém"
Nghèo đói (bất bình đẳng) --> Không được tiếp cận giáo dục --> Không có kiến thức - kĩ năng --> Ít cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao và nâng cao trình độ --> Đầu ra kém: không có địa vị, thu nhập thấp và không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản --> Nghèo đói (bất bình đẳng).
Những giải pháp để giải quyết vấn đề tiếp cận giáo dục
Việt Nam
Ưu tiên tuyển sinh
Miễn giảm học phí
Trợ cấp xã hội
Học bổng hỗ trợ học tập
Đảm bảo lữu giữ bản sắc dân tộc thiểu số
Việc thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục đang được thực hiện và có những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên những giải pháp thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục này vẫn còn những hạn chế, bất cập
Đảm bảo càng nhiều trẻ em được tiếp cận giáo dục càng tốt
Giải quyết các vấn đề "gốc rễ" khiến việc tiếp cận giáo dục gặp hạn chế
Những giải pháp hiện có
Trực tiếp
Miễn học phí
Xây dựng trường lớp
Cung cấp khóa học kĩ năng
Các chính sách khuyến học
Gián tiếp
Qua việc giúp giải quyết những vấn đề khác đang cản trở việc tiếp cận giáo dục: nghèo đói, bất bình đẳng, điều kiện kinh tế,...