Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 2. TƯ DUY CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU - Coggle Diagram
CHƯƠNG 2. TƯ DUY CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU
1. Đơn vị phân tích
Đơn vị phân tích đề cập đến người, tập thể hoặc vật thể là đối tượng mà nghiên cứu hướng tới.
Ví dụ
Nếu quan tâm đến nghiên cứu hoạt động mua sắm của người dân, mục đích mua sắm của họ hoặc thái độ của họ với công nghệ mới thì
đơn vị phân tích là cá nhân.
Nếu nghiên cứu đặc điểm của các băng nhóm tội phạm đường phố hoặc hoạt động làm việc theo nhóm trong các tổ chức thì
đơn vị phân tích là nhóm.
Nếu mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu xem làm thế nào các doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận hoặc đưa ra các quyết định điều hành hiệu quả thì
đơn vị phân tích là công ty.
Nếu nghiên cứu hướng vào những khác biệt về các nền văn hóa dân tộc thì
đơn vị phân tích lại là một quốc gia.
Một nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tìm hiểu giải pháp để làm cho các trang web hấp dẫn hơn đối với người sử dụng, thì
đơn vị phân tích là một trang web
(mà không phải người sử dụng).
Khi nghiên cứu cách thức chuyển giao tri thức giữa hai công ty, thì
đơn vị phân tích phân tích trở thành nhị nguyên
(sự kết hợp của các công ty giao và nhận tri thức).
Gồm các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các quốc gia, các công nghệ, các đồ vật,...
Vai trò
Quy định loại thông tin, tài liệu nào nào bạn cần thu thập và thu thập từ đâu.
2. Khái niệm, phạm trù và biến số
Phạm trù
Là khái niệm trừu tượng được lựa chọn (hoặc được xây dựng) một cách riêng biệt nhằm mục đích diễn đạt một hiện tượng nhất định.
Có thể là một khái niệm đơn giản như trọng lượng của một người hoặc là sự kết hợp của một hệ thống các khái niệm có liên quan.
Phân loại
Phạm trù đơn
Ví dụ về trọng lượng.
Phạm trù phức
ví dụ về kỹ năng giao tiếp.
Có hai loại định nghĩa sử dụng để làm rõ phạm trù
Định nghĩa theo thao tác
Ví dụ:
Định nghĩa theo thao tác về một phạm trù như nhiệt độ, thì phải cụ thể hóa liệu rằng chúng ta có đo được nhiệt độ bằng độ C, độ F hay độ K hay không.
Định nghĩa các phạm trù bằng cách đánh giá chúng qua thực tiễn.
Định nghĩa theo từ điển
Định nghĩa thông qua hệ thống các từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
thái độ có thể được định nghĩa như một thiên hướng, một cảm giác hoặc một cảm xúc; và đến lượt cảm xúc lại có thể được định nghĩa như một thái độ.
Biến số
Biến số là số lượng có thể thay đổi (ví dụ, từ thấp đến cao, từ tiêu cực sang tích cực, v.v...), ngược với hằng số không thay đổi (bất biến).
Phân loại
Biến độc lập
Các biến số được sử dụng để giải thích các biến số khác.
Biến phụ thuộc
Những biến được giải thích bởi các biến số khác.
Biến điều hòa
Những biến có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Biến trung gian
Những biến được giải thích bởi các biến độc lập trong khi chúng cũng giải thích các biến phụ thuộc.
Biến kiểm soát
Các biến được kiểm soát trong nghiên cứu khoa học.
Nguồn: Bhattacherjee (2012)
Khái niệm
Một thuật ngữ thường kết hợp và đôi khi được hoán đổi với phạm trù được gọi là một
biến số (variable).
Khái niệm
Các khái niệm có thể có những mức độ trừu tượng khác nhau.
Những giải thích cho các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội đặt ra yêu cầu phải phát triển các
khái niệm (concept)
về các thuộc tính khái quát, đặc điểm liên quan tới đối tượng, sự kiện hoặc con người.
Ví dụ:
như thái độ của một người đối với người nhập cư, năng lực của một công ty để tạo ra sự sáng tạo, trọng lượng của chiếc xe - có thể được xem như là những khái niệm.
Một vài khái niệm như trọng lượng của một người là rõ ràng và khách quan; trong khi các khái niệm khác như tính cách của một người lại có thể trừu tượng và khó để hình dung.
3. Luận điểm và giả thuyết
Giả thuyết
Ví dụ
Giả thuyết yếu
“Chỉ số IQ của sinh viên có liên quan tới thành tích học tập của họ”.
Giả thuyết mạnh
“Chỉ số IQ của sinh viên có quan hệ tích cực với thành tích học tập của họ”.
Khái niệm
Sự hình thành các luận điểm bằng thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa các biến số.
Luận điểm
Khái niệm
Là một quan hệ thăm dò và phỏng đoán giữa các phạm trù được trình bày dưới dạng mệnh đề.
Ví dụ
“Sự cải thiện trí thông minh của học sinh tạo ra sự cải thiện thành tích học tập của họ”.
Luận điểm thường được xây dựng dựa trên suy luận logic (diễn dịch) hay thông qua quan sát thực nghiệm (quy nạp).
4. Lý thuyết và mô hình
Lý thuyết
Khái niệm
Là tập hợp các phạm trù và luận điểm có quan hệ tương hỗ nhằm phán đoán, giải thích một hiện tượng hoặc một hành vi cần quan tâm trong phạm vi một số điều kiện và giả thiết nhất định.
Về bản chất, lý thuyết là một tập hợp có hệ thống những luận điểm.
Lý thuyết có thể phức tạp và trừu tượng hơn rất nhiều so với luận điểm và giả thuyết.
Một số người không được trang bị kiến thức về nghiên cứu khoa học thường coi lý thuyết như là một sự suy đoán (speculation) hay là cái đối lập với thực tế (fact).
Lý thuyết và thực tế (hay thực tiễn) là nền tảng cho nghiên cứu khoa học.
Mô hình
Khái niệm
Là sự hiện diện tất cả hoặc một phần của một hệ thống được xây dựng để nghiên cứu chính hệ thống đó.
Mô hình có thể đảm nhận chức năng mô tả, dự báo hoặc
quy chuẩn.
Phân loại
Mô hình dự báo
(ví dụ mô hình hồi quy) cho phép dự báo các sự kiện trong tương lai. Mô hình dự báo thời tiết thuộc mô hình dự báo.
Mô hình quy chuẩn
được dùng để hướng dẫn hoạt động của chúng ta theo các chuẩn mực phổ dụng trong thực tiễn.
Mô hình chi phí quảng cáo có thể coi là
mô hình mô
tả.
Suy luận quy nạp và diễn dịch có mối quan hệ mật thiết với việc
xây dựng lý thuyết và mô hình.
Nguồn: Bhattacherjee (2012)