Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HIỂU VỀ TIỀN - Coggle Diagram
HIỂU VỀ TIỀN
Thời gian là tiền - Giá trị thời gian của tiền
Cơ hội sử dụng tiền: Bạn có thể dùng số tiền đang có hôm nay để đầu tư sinh lợi. Nếu nhận 100 triệu ngay hôm nay, bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu với lãi suất kì vọng khoảng 15%/năm, hoặc ít nhất, bạn sẽ gửi ngân hàng với lãi suất là 6%/năm, và sau một năm nhận lại gốc và lãi là 106 triệu
Lạm phát luôn luôn hiện hữu. Trong môi trường có lạm phát đồng tiền sẽ bị mất giá, sức mua của tiền bị giảm theo thời gian, làm cho một đồng nhận được trong tương lai có giá trị thấp hơn một đồng nhận được ngày hôm nay. Ví dụ như với 10 triệu đồng, ngày hôm nay bạn có thể mua được một chiếc máy tính, nhưng một năm sau, vẫn với 10 triệu đó, bạn lại không thể mua được chiếc máy tính đó nữa vì giá của nó đã lên mất rồi
Trường hợp rủi ro không nhận được số tiền đó trong tương lai. Tương lai là không chắc chắn, ta không thể biết trước thị trường như thế nào, tình trạng nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, điều này có thể khiến cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thiệt hại, phá sản và khoản tiền mà chúng ta kỳ vọng nhận được cũng có thể sẽ không còn
Một đồng ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ có giá trị hơn một đồng ở thời điểm nào đó trong tương lai
Giá trị thời gian của tiền được giải thích thông qua lãi suất, lạm phát và rủi ro, nhưng thông thường khi tính toán lãi suất hiện hành, yếu tố lạm phát và rủi ro đã đều được xem xét đến. Và ngay cả khi không có sự xuất hiện của 2 yếu tố này, thì tiền vẫn có giá trị theo thời gian vì nó không ngừng vận động và luôn có khả năng sinh lời. Nên có thể nói, giá trị thời gian của tiền thể hiện rõ ràng nhất thông qua Lãi suất
Kết luận:
Trên góc độ tài chính, giá trị tiền ở các thời điểm khác nhau là khác nhau. Chính bởi tiền có giá trị theo thời gian, nên nhận tiền sớm chừng nào thì càng có lợi chừng đó. Nguyên lý này giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định tài chính hiệu quả, đặc biệt khi các khoản đầu tư phát sinh dòng tiền ở các thời điểm khác nhau trong tương lai
Nguyên tắc 1: TIỀN = GIÁ TRỊ
Những người không hiểu nguyên tắc này loay hoay cả đời tìm cách nhận về nhiều hơn, mà không phải bỏ thêm công sức (Vô lý)
TIỀN là thứ bạn trả, GIÁ TRỊ là thứ bạn nhận về
GIÁ TRỊ là thứ bạn trao, TIỀN là thứ bạn nhận về
Rất ít khi GIÁ = GIÁ TRỊ
Cái mình cần tìm là GIÁ TRỊ, đừng quan tâm đến GIÁ (kệ nó). Hãy quan tâm đến GIÁ TRỊ
Ví dụ: Tập gym 300k / tháng hay tập gym 3 triệu / tháng không quan trọng
Quan trọng GIÁ TRỊ SỨC KHỎE mình nhận về từ phòng tập 300 hay 3 triệu kia là gì?
Đừng vội thấy giá 3 triệu kêu đắt, mà chưa chắc giá 300 là rẻ. Quan trọng bạn nhận được Giá trị sức khỏe như thế nào?
Hệ quả của 2 nguyên tắc trên: Sức người là một loại hàng hóa.
Muốn được trả lương cao thì hiệu quả làm việc cần phải cao
Muốn được trọng dụng, trả lương cao thì hãy là hàng hiếm
GIÁ TRỊ có trước, GIÁ theo sau
Người giàu dạy con: "Không cho con những thứ con muốn, mà chỉ đồng hành cùng con để giúp con đạt được những thứ con muốn"
Cho con những thứ con cần để gia tăng GIÁ TRỊ của con
Ví dụ: Cho con học trường quốc tế vì con cần có môi trường để phát triển toàn diện về tư duy và ngoại ngữ để du học
Câu nói: "Lựa chọn quan trọng hơn nổ lực" chỉ đúng 50% vì Lựa chọn đúng => Sau đó dốc hết sức hành động mạnh mẽ, thực hiện điều mình lựa chọn đúng => Đi đúng hướng ngay từ đầu, đỡ tốn thời gian, công sức, tiền của,... và đạt kết quả đúng mục tiêu lựa chọn đúng ban đầu
Vậy như thế nào là lựa chọn đúng của đời người?
Lựa chọn CUỘC ĐỜI: Bạn muốn cuối đời, bạn được người đời nhắc đến với thế mạnh giá trị nào mà bạn đã trao trong suốt cuộc sống của mình?
Ví dụ: Nhà đầu tư huyền thoại Warent Buffet
Phạm Nhật Vượng tỷ phú giàu nhất Việt Nam, chủ tịch Vingroup
SỰ NGHIỆP: chọn sứ mệnh của cuộc đời
CÔNG VIỆC: phù hợp với sự phát triển của bản thân nhằm thực hiện sứ mệnh cuộc đời của mình
BẠN ĐỜI: thấu hiểu và phù hợp với công việc, sự nghiệp cuộc đời mình
KIẾN THỨC: biết bản thân cần học gì để phục vụ cuộc đời thành công và hạnh phúc, đạt được mục tiêu cuối đời của bản thân
Nguyên tắc 2: GIÁ TRỊ sẽ tăng khi Cung giảm hoặc Cầu tăng
Những nhà đầu tư, người kinh doanh mà không hiểu nguyên tắc này thì chẳng khác gì là con bạc