Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 2: GIAO TIẾP TRONG NHÓM VÀ GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA - Coggle…
Chương 2:
GIAO TIẾP TRONG NHÓM VÀ GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA
1.Giao tiếp trong nhóm làm việc và phối hợp trong các dự án viết theo nhóm
1.1.Giao tiếp trong nhóm làm việc
Một nhóm (team) gồm các cá nhân cùng làm việc với nhau để thực hiện một mục tiêu
chung.
Mỗi thành viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về phần
công việc của họ.
Làm việc theo nhóm thường sáng tạo hơn và công việc hoàn thành tốt hơn cá nhân làm việc một mình riêng lẻ
Kết quả toàn bộ của nhóm vượt quá tổng của sự đóng góp của mỗi cá nhân.
Các nhóm có thể lãng phí thời gian, hoàn thành công việc ít hơn, và tạo ra một môi trường không tốt nếu như không phát huy tốt tinh thần làm việc nhóm.
Mỗi nhóm thường có hai đến bảy thành viên, nhưng năm thành viên là một con số lý
tưởng đối với hiệu quả làm việc nhóm.
Các nhóm nhỏ
Thường thiếu sự đa dạng về kỹ
năng và lợi ích để hoạt động tốt
Các nhóm lớn
Khó khăn hơn trong việc quản lý sự
tương tác của các thành viên
Những thành viên có thể tạo thành những bè phái hay là các nhóm nhỏ trong nhóm.
Những biến số của giao tiếp nhóm
Sự xung đột
Xung đột nhau về ý tưởng, quan điểm, mục tiêu.
Mang tính tích cực hoặc tiêu cực đối với hiệu quả làm việc nhóm.
Xung đột lành mạnh là xung đột về những vấn đề chứ không phải là xung đột về cá tính.
Xung đột giữa các cá nhân như là những tấn công cá nhân
Có thể hại một nhóm
Làm ảnh hưởng đến tinh thần và ý chí làm việc của nhóm
Thậm chí có thể làm cho nhóm bị chia rẽ.
Sự tuân theo (sự phù hợp):
Để tăng hiệu quả làm việc nhóm, các nhóm sẽ đặt ra các nguyên tắc, quy tắc, luật lệ mà các thành viên nhóm phải tuân theo
Những vấn đề cơ bản cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong nhóm.
Đối với những vấn đề cần được giải quyết trong nhóm để đạt được mục tiêu thì không nhất thiết tất cả phải đồng ý để thể hiện sự tuân theo bởi vì áp lực phải tuân theo để đi đến thống nhất vấn đề có thể dẫn đến kết quả
tư duy nhóm
Một trở ngại đối với hiệu suất
nhóm
Tư duy nhóm
Bóp chết
Những ý tưởng trái chiều
Làm quyết định cuối cùng đưa ra không có
chất lượng
Dòng chảy tự do của thông tin
Nếu áp lực cho sự tuân theo là quá lớn, những thông tin trái chiều và những ý kiến trái ngược thậm chí không bao giờ được đưa ra và được thảo luận
Đồng thuận
Đồng thuận có nghĩa là đạt được một quyết định tốt nhất phản ánh suy nghĩ của tất cả
các thành viên trong nhóm
Không cần thiết phải là một cuộc bỏ phiếu được tất cả mọi người tán thành hay đa số tán thành.
Khái quát về làm việc nhóm
Một nhóm (team) gồm các cá nhân cùng làm việc với nhau để thực hiện một mục tiêu
chung.
Mỗi thành viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về phần
công việc của họ.
Làm việc theo nhóm thường sáng tạo hơn và công việc hoàn thành tốt hơn cá nhân làm việc một mình riêng lẻ
Kết quả toàn bộ của nhóm vượt quá tổng của sự đóng góp của mỗi cá nhân.
Các nhóm có thể lãng phí thời gian, hoàn thành công việc ít hơn, và tạo ra một môi trường không tốt nếu như không phát huy tốt tinh thần làm việc nhóm.
Mỗi nhóm thường có hai đến bảy thành viên, nhưng năm thành viên là một con số lý
tưởng đối với hiệu quả làm việc nhóm.
Các nhóm nhỏ
Thường thiếu sự đa dạng về kỹ
năng và lợi ích để hoạt động tốt
Các nhóm lớn
Khó khăn hơn trong việc quản lý sự
tương tác của các thành viên
Những thành viên có thể tạo thành những bè phái hay là các nhóm nhỏ trong nhóm.
Những mục tiêu ban đầu của nhóm
Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm là hiểu biết về các thành viên khác trong nhóm.
Làm cho công việc thuận lợi hơn
Giúp các thành viên tận hưởng
những trải nghiệm nhóm nhiều hơn
Để thiết lập một môi trường cảm thông và cởi mở, việc chia sẻ về bạn bè, gia đình, và các hoạt động xã hội trước và sau các cuộc họp là điều tự nhiên.
Các quyết định được đưa ra trong một nhóm
Các thành viên có thể sẽ chấp nhận làm theo điều mà họ cho rằng tất cả những người khác muốn.
Nên thống nhất họ sẽ hoạt động và đưa ra quyết định như thế nào
Phản hồi có tính xây dựn
g
Thừa nhận nhu cầu đối với phản hồi
Phản hồi là cách thức duy nhất
để biết những yêu cầu nào cần được cải thiện
Đưa ra cả hai loại phản hồi tích cực và tiêu cực
Cách đưa ra phản hồi
Hãy mô tả
Tránh việc gán ghép những từ ngữ làm tổn thương người khác
Không phóng đại
Nói bằng tiếng nói của chính bạn
Sử dụng từ đại từ "tôi" trong các phát biểu
Trình tự - Giải thích
Các thông tin phản hồi sẽ có tác dụng như thế nào
Giải quyết xung đột
Bỏ qua các vấn đề không đáng.
Hãy suy nghĩ về mỗi một trục trặc với tư cách là vấn đề của nhóm
Hãy tính đến hiệu suất nhóm
Khuyến khích mọi sự đóng góp, thậm chí ngay cả khi người ta không đồng ý
Nhằm trực tiếp vào các xung đột dai dẳng.
Khía cạnh đạo đức của giao tiếp nhóm
Khi bạn đồng ý tham gia vào một nhóm, bạn chấp nhận các tiêu chuẩn nhất định về hành vi đạo đức
Một trong những tiêu chuẩn này là phải đặt lợi ích của nhóm trước lợi ích cá nhân.
Thành viên trong nhóm cũng có một trách nhiệm đạo đức để tôn trọng các nhu cầu về
tính toàn vẹn và cảm xúc của người khác.
Mỗi thành viên có một trách nhiệm đạo đức để thúc đẩy sự vững mạnh và lợi ích chung của nhóm
Kiềm chế trước tin đồn phá hoại
Những cuộc họp độc đoán
Hành động huỷ hoại công việc của nhóm
1.2.Phối hợp trong các dự án viết theo nhóm
Áp dụng các chiến lược viết theo nhóm
Các bước của việc viết theo nhóm
B1:Xác định các yêu cầu của dự án
B2:Tạo một kế hoạch dự án
B3:Phác thảo bài viết
B4:Rà soát lại bản thảo
B5:Hoàn thiện dự án
Đưa ra bình luận về bài viết của cộng sự
Bình luận trên bài viết của một đồng nghiệp là có lợi cho cả hai bên.
Đồng nghiệp của bạn nhận phản hồi để cải thiện văn bản của mình
Bạn thực hành các kỹ thuật để đánh giá
khách quan đối với những văn bản của những người khác
Đánh giá khách quan chính bài viết của bạn.
Xây dựng một ý thức cộng đồng trong phạm vi nhóm.
Sử dụng công nghệ đối với làm việc nhóm
Những công nghệ như Wikis, Google Docs... có thể giúp bạn quản lý tài liệu và hạn cuối giao việc, và có thể cải thiện giao tiếp nhóm của bạn.
3.Sự đa dạng
3.1. Giá trị của sự đa dạng
Sự đa dạng giữa các nhân viên đem lại một sự phong phú và sức mạnh cho một tổ chức.
Sự đa dạng về văn hóa mang lại một môi trường làm việc tốt.
Tạo ra môi trường làm việc thú vị hơn nhiều.
Các công ty nhận ra sự cần thiết của sự đa dạng và tích cực tìm kiếm các nhân viên từ
những nền tảng khác nhau.
3.2. Vấn đề dân tộc trong giao tiếp
Khi truyền thông về dân tộc thiểu số cần sử dụng những thuật ngữ phù hợp
Việc truyền thông về các chủ đề dân tộc và chủng tộc bị chi phối bởi cảm xúc hơn là những yếu tố khác.
Học cách giao tiếp thoải mái và trung thực với người khác.
3.3. Vấn đề giới tính trong giao tiếp
Chúng ta nên thận trọng, tránh đánh đồng rằng tất cả những người đàn ông và tất cả những người phụ nữ giao tiếp theo cùng một cách như khác nhau.
Việc nhận ra rằng có sự khác biệt phổ biến giữa các nhóm giới tính sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn và cải thiện giao tiếp toàn diện.
Cần nhận thức rằng những khác biệt này thường tồn tại, nhưng không phải là luôn luôn như vậy.
Chúng ta có thể cải thiện các mối quan hệ làm việc bằng cách tránh ngôn ngữ phân biệt giới tính
Thực hiện theo các chiến lược sau, sử dụng ngôn ngữ trung tính và có tính chất hoà nhập.
Sử dụng chức danh công việc có tính trung tính để tránh ngụ ý rằng một công việc được làm bởi chỉ những người đàn ông hoặc chỉ những người phụ nữ.
Tránh dùng các từ và cụm từ bao hàm giới tính.
Sử dụng danh hiệu cá nhân và lời chào thích hợp khi
Tránh các đại từ chung chung như “cô ấy/bà ấy" hay “anh ấy/ông ấy” trong câu.
3.4.Giao tiếp với người khuyết tật
Các nhà quản trị, những người mà muốn thuê những nhân viên tốt nhất cho các công ty của họ thường vượt xa hơn những yêu cầu pháp lý và điều chỉnh cho phù hợp với những người khuyết tật.
Mỗi người có nhu cầu được giúp đỡ lúc này hay lúc khác.
Một người khuyết tật nào đó dường như cần sự trợ giúp, hãy hỏi xem họ có muốn được trợ giúp hay là không và làm theo mong muốn của người đó.
Không dành quá nhiều sự chăm sóc đối với một cá
nhân người khuyết tật nào đó.
Không được gây ra phiền nhiễu và trịch thượng.
Chấp nhận điều chỉnh để cho phù hợp là một phần bình thường của nơi làm việc.
Thay vì sử dụng ngôn ngữ có thể gây miệt thị, hãy dùng loại “ngôn ngữ lấy con người làm trung tâm”5 - là cách nói tôn trọng phẩm giá con người và tránh sự phân biệt,
Khi thực hiện các buổi thuyết trình, hãy xem xét nhu cầu của những người khuyết tật, về chỗ ngồi, về hỗ trợ thị giác, và các yếu tố khác.
3.5.Giao tiếp giữa các thế hệ
Phải nhận thức được sự khác biệt tiềm tàng giữa những người trong các thế hệ khác nhau.
Mặc dù vậy không nên đánh giá con người chỉ dựa vào tuổi tác của họ.
Tránh ngôn ngữ định kiến về tuổi tác như nói đến ai đó là “người già”, “những công dân lớn tuổi”, hoặc tệ hơn nữa.
Kết luận: Giá trị của sự đa dạng trong kinh
doanh mang lại những giá trị vượt trội so với những thách thức của nó trong giao tiếp.
2.Giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
2.1.Những sự khác biệt về văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều đề cao những giá trị khác nhau
Giá trị
Chủ nghĩa cá nhân: Những nền văn hóa mà trong đó mọi người nhìn thấy chính họ đầu tiên và tin rằng quyền lợi của chính họ được ưu tiên trước.
Định hướng thời gian: các nền văn hóa nhận thức thời gian như một nguồn tài nguyên khan hiếm và có xu hướng thiếu kiên nhẫn, ngại chờ đợi.
Khoảng cách quyền lực: các nền văn hóa trong đó những quyết định quản trị được các ông chủ tạo ra đơn giản vì ông ta/bà ta là ông chủ.
Tránh xa những điều không chắc chắn: Các nền văn hóa trong đó mọi người muốn những gì xảy ra trong tương lai là chắc chắn và có thể dự đoán được
Nghi thức: Các nền văn hóa cực kì xem trọng truyền thống, nghi lễ, các nguyên tắc xã hội và địa vị xã hội
Chủ nghĩa vật chất: các nền văn hóa nhấn mạnh sự quyết đoán và sự thâu tóm của tiền bạc và các mục tiêu vật chất.
Độ nhạy của bối cảnh: Các nền văn hóa nhấn mạnh những khung cảnh/ngữ cảnh xung quanh, sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể và dành thời gian cho xây dựng các mối quan hệ và thiết lập sự tin tưởng.
Ngữ cảnh
Cao
Dựa ít hơn vào việc sử dụng từ
Dựa nhiều hơn vào các hành động tinh tế và các phản ứng của người tham gia giao tiếp.
Giao tiếp đối với những nền văn hóa đó có tính ngầm định hơn và nhấn mạnh mối quan hệ giữa người và người.
Im lặng không phải là không bình thường trong các nền văn hóa này mà có thể hàm ý một ý nghĩa lớn.
Thấp
Dựa vào truyền thông giao tiếp rõ ràng - dựa vào từ ngữ con người sử dụng.
Các nhiệm vụ quan trọng hơn mối quan hệ
Sử dụng một phong cách giao tiếp trực tiếp.
Khái niệm
Giao tiếp đa văn hóa còn gọi là giao tiếp xuyên văn hóa diễn ra khi: Một thông điệp được tạo ra bởi một người thuộc một nền văn hóa nào đó và được hiểu bởi một người từ một nền văn hóa khác.
2.2. Hành vi định hướng vào nhóm
Trong các xã hội tư bản đánh giá cao về giá trị của cá nhân đóng góp cho một tổ chức.
Trong các nền văn hoá khác, tính độc đáo và độc lập trong việc đưa ra ý kiến không được đánh giá cao bằng làm việc theo nhóm.
Khái niệm hành vi định hướng nhóm là khái niệm
“giữ thể diện”.
Người ta giữ thể diện khi họ muốn tránh bối rối.
2.3.Những chiến lược đối với giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
Duy trì sự trang trọng
Tỏ lòng tôn trọng
Truyền thông một cách rõ ràng
Tránh tiếng lóng, biệt ngữ và các hình thái tu từ khác.
Hãy trình bày cụ thể và minh hoạ quan điểm của bạn bằng các ví dụ cụ thể.
Cung cấp các ý kiến phản hồi và thu thập các ý kiến phản hồi
Sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau
Nói rõ ràng và từ tốn
Sử dụng sự hài hước một cách tiết kiệm.