Nếu viết "súng chạm trời", nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được "chất lính" trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến. Đồng thời còn mang đến người đọc sự mới lạ, hóm hỉnh đầy chất lính. Người lính đứng trên đỉnh đèo mũi súng như chạm đến trời mây. Mũi súng của người lính được nhân hóa thành hình ảnh "súng ngửi trời" tinh nghịch, đầy chất thơ.