Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tổng quan về các mô hình tâm lý - Coggle Diagram
Tổng quan về các mô hình tâm lý
Tâm lý là gì?
là cuộc sống tinh thần của con người gồm những gì thuộc về đời sống nội tâm, thế giới tinh thần của con người.
bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều khiển mọi hành động và hoạt động của con người.
Hiện tương tâm lý
Chức năng các hiện tượng tâm lý người
Định hướng hoạt động
Mục đích học tập
Động cơ, động lực, vượt khó hướng vào đạt kết quả tốt các môn học
Điều khiển và kiểm tra QT hoạt động
Làm theo kế hoạch, Phương pháp học tập hiệu quả
Có ý thức thực hiện đúng kế hoạch và kết quả
Điều chỉnh hoạt động
Đánh giá, điều chỉnh HĐ phù hợp mục tiêu,điều kiện cho phép
sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào não của chúng ta, sau đó não sẽ chuyển những thứ mà bạn nhận được từ bên ngoài thành những biểu tượng tâm lý khác nhau, nó không dừng lại ở đó mà sẽ hiện tượng tâm lý này sẽ nhờ vào các giác quan của con người để làm cho quá trình này sống động hơn, và giúp cho con người có những nhận thức về thế giới quan thêm sinh động và đột phá.
Bản chất của các hiện tượng tâm lý người
Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
Hiện thực khách quan có ảnh hưởng đến não bộ con người vào tạo ra tâm lý của họ
Tất cả các hoạt động trong quá trình tâm lý con người từ đơn giản đến phức tạp đều dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ, não bộ chính là nơi để tạo và hình thành nên hiện tượng tâm lý con người.
Hiện tượng tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khác quan bên ngoài
Khi nghiên cứu về hiện tượng tâm lý con người cần nghiên cứu đến hoàn cảnh sống và hoạt động trong xã hội của người đó
Tâm lý người mang tính chủ thể
Với mỗi một hiện tượng trong xã hội con người sẽ hình nên các hình ảnh tâm lý khác nhau
với mỗi vấn đề gặp phải thì mỗi cá nhân đều phản ánh khác nhau thông qua lăng kính riêng của mình.
Do hoàn cảnh sống, và điều kiện sống, cùng với cấu tạo não của mỗi người là khác nhau nên khi gặp cùng vấn đề thì mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau về tâm lý.
Tâm lý người thể hiện bản chất xã hội và tính lịch sử
Bởi tâm lý người có nguồn gốc từ xã hội, với môi trường sống và điều kiện sống của mình sẽ hình thành nên tâm lý của cá nhân riêng họ.
Tâm lý người còn là sự thể hiện các mối quan hệ của bạn trong xã hội và thể hiện mối quan hệ giai cấp, đạo đức trong xã hội
Tâm lý người mang bản chất lịch sử xã hội, xã hội là sự vận động không ngừng nên khi thay đổi, hay có những biến đổi trong xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý con người của mỗi cá nhân
Tâm lý người là kết quả của hoạt động giao tiếp và sản xuất trong việc phát triển xã hội và sự vận động phát triển xã hội không ngừng
Quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý
Qúa trình tâm lý: Diễn ra có sự khởi đầu, diễn biến và kết thúc, thời gian
tồn tại tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vật kích thích
Quá trình nhận thức
phản ánh HTKQ, có tính mục đích, sản phẩm ở mức độ khác nhau về HTKQ.
Cảm tính: cảm giác + tri giác
Lý tính: tư duy + trừu tượng
Qúa trình cảm xúc
biểu thị thái độ của mình đối với những cái họ nhận thức được hoặc tự mình làm được liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
Câc cảm xúc nền tảng: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi
Qúa trình ý chí
con người tự điều khiển và điều chỉnh ý nghĩ, hành vi của mình nhằm đạt được mục đích.
kích thích
kìm hãm
Trạng thái tâm lý
Diễn ra không rõ ràng từ mở đầu, diễn biến và kết thúc phức tạp hơn, thời gian tồn tại tương đối lâu dài, thường đi kèm các quá trình tâm lý (chủ yếu là quá trình nhận thức).
Xúc cảm/Tình cảm: Tâm trạng băn khoăn, do dự, mệt mỏi, lo âu…
Chú ý: tập trung, lơ đãng, hoạt bát
Ý chí: Nỗ lực, quyết tâm
Thuộc tính tâm lý
Là những hành vi và hoạt động của con người gắn với các kiểu thần kinh tương đối bền vững, ổn định mang sắc thái cá nhân
Năng lực tâm lý
Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo hoạt động có một kết quả.
Năng lực chung: Bao gồm những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…vv) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả
Năng lực riêng: Là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực với kết quả cao, chẳng hạn năng lực toán học, hoạt động chuyên biệt văn học, hội hoạ, âm nhạc, thể thao…
Hành vi tâm lý (tính khí )
Là đặc trưng thể hiện thái độ của cá nhân trước các tác nhân kích thích
Khí chất (đặc điểm bẩm sinh)
Tính cách(cách ứng xử của cá nhân)
Xu hướng nhân cách (động lực tâm lý)
Là thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao gồm một hệ thống động lực quy định tính tích cực hoạt động của con người và quy định sự lựa chọn các thái độ của con người.
Thành phần: nhu cầu, ý muốn, mục đích, thị hiếu, kinh nghiệm, động cơ, niềm tin,...
Hiện tượng tâm lý cá nhân/xã hội
Hiện tượng tâm lý cá nhân
Là những hiện tượng tâm lý thể hiện ở từng cá nhân riêng lẻ, từng chủ thể.
thể hiện đặc điểm trình độ nhận thức, đặc điểm trạng thái, thuộc tính tâm lý trong cấu trúc nhân cách cá nhân
Quy luật động cơ xuất phát từ nhu cầu
Nhu cầu bản năng
Nhu cầu giành được
Hiện tượng tâm lý xã hội
nảy sinh, bộc lộ và phát triển khi con người ở những nhóm xã hội xác định: gia đình, nhà trường, cơ quan, ....
gồm các hiện tương TLXH của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong hoạt động và giao tiếp, chi phối nhận thức hành vi....
Biểu hiện nội dung XH, Văn hóa, lịch sử XH, bầu không khí tâm lý, tâm trạng xã hội,....
Qui luật
Tính kế thừa
Tính lây lan
Tính bắt chước
Hiện tượng tâm lý có ý thức/chưa được ý thức
Hiện tượng tâm lý có ý thức
Ý thức
Là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ.
là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được.
Ý thức là tồn tại được nhận thức.
Đặc điểm
nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức.
Ý thức thể hiện trong ý chí, trong chú ý
Hiện tượng tâm lý chưa được ý thức
Vô thức
là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình.
Những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người. Hiện tượng tâm lý này trong tâm lý học gọi là vô thức
Cấp độ chưa ý thức
Vô thức ở tầng bản năng vô thức: bản năng đinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm tàng, ở tầng sâu, dưới ý thức
Vô thức bao gồm cả những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức(tiền ý thức)
Có những loại hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức (Tiềm thức): thói quen, kỹ xảo