Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đá Tự Nhiên - Coggle Diagram
Đá Tự Nhiên
Đá Biến Chất
Khái Niệm:Ðá biến chất (metamorphic) là đá magma hoặc đá trầm tích nguyên sinh bị biến đổi rất sâu sắc mà thành. Do sự biến đổi điều kiện lý, hóa, các đá nguyên sinh không những chỉ biến đổi về thành phần khoáng vật mà đôi khi cả về thành phần hóa học và cả về kiến trúc cùng cấu tạo ban đầu.
Cấu tạo
Sự hình thành các lớp nằm trong các đá biến chất được gọi là sự phân phiến. Các lớp này được hình thành do lực nén ép theo một trục trong quá trình tái kết tinh, và đồng thời tạo ra các khoáng vật kết tinh dạng tấm như mica, clorit có mặt phẳng vuông góc với lực tác dụng. Cấu tạo của đá biến chất được chia thành hai loại là cấu tạo phân phiến và cấu tạo không phân phiến
- Đá có cấu tạo phân phiến là sản phẩm của sự biến dạng đá có trước theo một mặt phẳng, đôi khi tạo ra các mặt cát khai của khoáng vật: ví dụ slat là đá biến chất có cấu tạo phân phiến từ đá phiến sét.
- Đá có cấu tạo không phân phiến không có hoa văn (dải) theo từng lớp và được hình thành do ứng suất tác dụng từ nhiều phía hoặc không có các khoáng vật phát triển đặc biệt như phyllit có hạt thô, diệp thạch có hạt thô hơn, gơnai hạt rất thô, và đá hoa
Phân Loại
Đá biến chất tiếp xúc: đá biến chất tiếp xúc được thành tạo do quá trình biến chất xảy ra tại ranh giới tiếp xúc giữa các khối magma xâm nhập và đá vây quanh. Được chia làm hai loại: biến chất tiếp xúc nhiệt và biến chất tiếp xúc trao đổi.
- Đá biến chất tiếp xúc nhiệt: đá hoa là đá biến chất tiếp xúc nhiệt được thành tạo từ đá nguyên thủy là đá vôi, đá có màu trắng, kiến trúc toàn tinh, cấu tạo khối.
- Đá biến chất tiếp xúc trao đổi: là đá được thành tạo khi có sự tiếp xúc và trao đổi thành phần vật chất giữa khối xâm nhập và đá vây quanh.
Đá biến chất động lực: là đá được thành tạo do tác động của áp lực. Dưới áp lực lớn các đá có thể bị vỡ vụn, vò nhàu, cà nát hoặc có thể bị biến vị, uốn nếp, đứt gãy. Các đá biến chất động lực thường gặp là dăm kết kiến tạo, kataclazit, milonit.
Đá biến chất khu vực là dạng đá biến chất với quy mô lớn, trên một diện rộng.
Đá Trầm Tích
Khái Niệm: Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái Đất và chiếm 75% bề mặt Trái Đất. Khi điều kiện nhiệt động của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt
độ nước và các tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp.
Phân Loại
Đá trầm tích cơ học
Đá trầm tích cơ học được hình thành từ sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá, thành phần khoáng vật rất phức tạp.Đá trầm tích cơ học được phân loại chi tiết hơn dựa trên thành phần độ hạt (xem kích thước hạt) cả độ hạt trung bình và khoảng dao động của độ hạt để phân loại và thành phần xi măng gắn kết chúng, và được định tên từ loại đá hạt thô cho đến đá sét.
Đá trầm tích hoá học
Loại đá này được tạo thành do các chất hoà tan trong nước lắng đọng xuống rồi kết lại. Đặc điểm là hạt rất nhỏ, thành phần khoáng vật tương đối đơn giản và đều hơn đá trầm tích cơ học
-
-
loại động vật và thực vật sống trong nước biển, nước ngọt. Đó là những loại đá cacbonat và silic khác nhau như đá vôi, đá vôi vỏ sò, đá phấn, đá điatômit và trepen.
Đá Mácma
Khái niệm: Ðá magma (igneous rocks) được xem là nguồn cội của các đá khác. Tên gọi xuất phát từ tiếng Latinh (ignis) nghĩa là lửa vì nó được hình thành từ sự nguội lạnh của một khối nóng lỏng hay nói khác hơn là quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy xảy ra trong lòng hoặc trên bề mặt Trái Đất.
Phân Loại
. Magma xâm nhập: Đá magma xâm nhập (đá sâu) thành tạo do magma xâm nhập vào vỏ Trái Đất và ngưng kết ở dưới sâu. Chia làm 3 loại: đá sâu (trên 3 – 5km), đá nông và đá mạch.
Đặc điểm
cấu trúc tinh thể lớn, đặc chắc, cường độ cao, ít hút nước
-