Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Khoa Học Tự Nhiên(Vũ Hữu Ngọc Khang), Cô mở rộng ra để nhìn thấy hết bài…
Khoa Học Tự Nhiên(Vũ Hữu Ngọc Khang)
Bài 1
I.Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
VD: Nghiên cứu mẫu nước, làm thí nghiệm...
II.Vật sống và vật không sống
Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. Ví dụ: thực vật, động vật, con người, …
Vật không sống là vật không có biểu hiện sống. Ví dụ: đá, than, máy móc, …
.
III. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
Thiên văn học nghiên cứu về: các vật thể trên bầu trời.
Khoa học trái đất nghiên cứu về trái đất
Sinh học nghiên cứu về: các sinh vật và sự sống trên trái đất
Hóa học nghiên cứu về: các chất và sự biến đổi của chúng
Vật lí học nghiên cứu về: vật chất, năng lượng và quy luật vận động giữa chúng trong tự nhiên
IV. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Nghiên cứu khoa học → Chế tạo robot
Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên → Giải thích hiện tượng nguyệt thực.
Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh → hệ thống tưới nước tự động
Chăm sóc sức khỏe con người → chế tạo thuốc
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững → Hệ thống xử lý nước thải
Bài 2+3
I. Quy định an toàn trong khi học trong phòng thực hành
Luôn nghe theo sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên.
Cặp, túi để đúng nơi quy định.
Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất.
Sử dụng những vật dụng bảo hộ khi làm thí nghiệm.
Thông báo cho ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn.
Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thí nghiệm.
Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
Rửa tay trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc hóa chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
II. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Những đặc trưng về hình dạng và màu sắc của các bảng kí hiệu:
Hình tròn, viền đỏ, nền trắng → Cấm
Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng → Khu vực nguy hiểm.
Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam → Hóa chất gây hại.
Hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ → Chỉ dẫn.
III. Kính lúp và kính hiển vi quang học
Kính lúp
Cấu tạo: mặt kính, khung kính, tay cầm.
Cách sử dụng: Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Kính hiển vi quang học
Cấu tạo gồm các hệ thống: giá đỡ, phóng đại, chiếu sáng, điều chỉnh.
Cách sử dụng:
Điều chỉnh ánh sáng bằng hệ thống chiếu sáng (hoặc gương phản chiếu)
Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
Sử dụng các ốc trên hệ thống điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 4: ĐO CHIỀU DÀI
I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài.
Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m.
Một số dụng cụ đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây…
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II. Thực hành đo chiều dài.
Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN.
Bài 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng:
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
Dụng cụ đo khối lượng là cân, ví dụ: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Robecval, …
II. Thực hành đo khối lượng
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Bài 6: ĐO THỜI GIAN
I. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
Đơn vị đo thời gian là giây (kí hiệu là s), giờ (h), phút (min), ngày, tuần, tháng…
Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.
II. Thực hành đo thời gian
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.
Bài 7: ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Nhiệt độ và nhiệt kế
Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu là K), ở Việt Nam thường dùng đơn vị độ C (kí hiệu là oC).
Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế hồng ngoại, nhiệt kế rượu…
II. Thang nhiệt độ Celsius
Nhiệt độ đông đặc của nước là 0oC, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.
Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.
Các bước đo nhiệt độ:
Bước 1: Ước lượng nhiệt dộ của vật cần đo.
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện phép đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
II. BÀI TẬP
Bài 1
Vì nếu không lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng thì chỗ làm thí nghiệm, dụng cụ thì chỗ làm thí nghiệm sẽ bị ăn mòn. nếu không rửa tay sạch thì các hóa chất sẽ dính lên người gây thương tổn cho cơ thể
Bài 2
a. 0,2kg = 200g = 200000mg
b. 500g = 500000mg = 0,5kg
c. 0,5km = 500m = 50000cm
d. 4280dm= 428m = 0,428km
e. 2600mm= 260cm = 2,6m
f. 0,05m3 = 50dm3 = 50000cm3
g. 2,5l = 2,5dm3 = 2500ml
h. 3000cm3= 3dm3 = 0,003m3.
i. a) 120m = 12000cm = 12……….. đơn vị đo
j. b) 35,5m = 3550cm = 0,0355km
k. c) 135m = 0,135km = 1350dm = 135000mm
l. d) 1,45m3 = 1450lít = 1450000cm3
m. e) 9,2mm3 = 0,0092cm3 = 0.0093ml
n. f) 2,5m3 = 2500dm3 =2500000cm3
o. 2,5 giờ = 150phút = 9000giây
p. 370C = 98,60F
Bài 3
Thể tích của vật rắn và thể tích bình tràn chứa được nhiều nhất là: 100+30=130(cm3)
Thể tích vật rắn là:
130-60=70(cm3)
Đáp số: 70(cm3)
Bài 4
Đầu tiên, ta đổ đầy can 5l rồi đổ sang can 3l. Rồi ta đổ 2l vào một can 3l khác. Rồi ta đổ đầy 1 can 5l. Thì sẽ đong được 7l.
Bài 5
Kích thước không có đơn vị đo
Bài 6
Chia 9 gói mì tôm thành 3 phần, mỗi phần 3 gói.
Lấy 2 phần bỏ lên dĩa cân, mỗi bên 3 gói.
Nếu 2 bên dĩa cân thăng bằng nhau thì xác định được gói mì nhẹ hơn ở phần chưa cân.
Nếu dĩa cân bên trái nhẹ hơn thì xác định được trong 3 gói mì đó sẽ có 1 gói mì nhẹ hơn
+Nếu dĩa cân bên phải nhẹ hơn thì xác định được trong 3 gói mì đó sẽ có 1 gói mì nhẹ hơn
Tiếp theo:
Phần có chứa 1 gói mì nhẹ hơn, ta sẽ lấy 2 gói đặt tiếp lên dĩa cân, 1 để bên ngoài.
Nếu 2 bên dĩa cân thăng bằng nhau thì xác định được gói mì nhẹ hơn ở phần chưa cân.
Nếu dĩa cân bên trái nhẹ hơn thì xác định được đó là gói mì nhẹ hơn.
-Nếu dĩa cân bên phải nhẹ hơn thì xác định được đó là gói mì nhẹ hơn.
Như vậy chỉ qua 2 lần cân, ta đã xác định được gói mì nhẹ hơn
Bài 9
a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là:
30 . 120 = 3600 (lít)
Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 tháng là:
30 . 3600 = 108000 (lít) = 10 8000 dm3 = 108 m3
Số tiền nước trường phải trả trong một tháng là:
108 . 10 000 = 1 080 000 (đồng)
b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây
Đề bài cho: 2 giọt rỉ trong 1 giây
=> Số giọt ? rỉ trong 86400 giây
Số giọt rỉ trong một ngày là:
86400 . 2 = 172800 (giọt)
Lại có: 20 giọt nước có thể tích 1 cm3
=> 172800 giọt nước có ? thể tích
Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là:
172800 : 20 = 8640 cm3 = 0,00864 m3
Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là:
0,00864 . 30 = 0,2592 m3
Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là:
0,2592 . 10 000 = 2 592 (đồng)
Cô mở rộng ra để nhìn thấy hết bài nha