Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quá Trình Trao Đổi Nước Và Khoáng Ở Thực Vật, NHÓM 2 - Coggle Diagram
Quá Trình Trao Đổi Nước Và Khoáng Ở Thực Vật
1 Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ
Hấp thụ khoáng
Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào có nông độ thấp hơn, theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước.
Cơ chế chủ động:Các ion khoáng từ môi trường có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.
Hấp thụ nước
Qua cơ chế thẩm thấu. Khi dịch trong tế bào lông hút có nông độ chất tan cao hơn nồng độ dung dịch đất
Vận chuyển nước và khoáng
từ đất vào mạch gỗ của rễ
Con đường gian bào: Nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các khoảng gian bào để vào bên trong.Khi qua lớp nội bì đai Caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ
Con đường tế bào chất: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của rễ thông qua cầu sinh chất
2/ Sự vận chuyển các chất trong cây
Cấu tạo từ TB
Dòng mạch gỗ: Mạch gỗ được tạo thành từ các TB hình ống có thành hóa gỡ vững chắc nối liền với nhau
Dòng mạch rây: Các TB rây nối liền với nhau, xung quanh ống rây là các TB kèm
Động lực của mạch
Dòng mạch gỗ:-Lực đẩy của rễ(do áp suất rễ) -Lực kéo của lá (do sự thoát hơi nước)
-Lực liên kết giữa các thành phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.
Dòng mạch rây:động lực làm cho các chất di chuyển trong mạch rây là do sự chênh lệch nồng độ Gradient nồng độ của các chất vận chuyển
Thành phần dịch mạch
Dòng mạch gỗ: Nước, các khoáng chất hòa tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ
Dòng mạch rây: Các chất hữu cơ tổng hợp từ lá, ngoài ra còn có các hormone, vitamin và các ion khoáng di động để cung cấp cho các hoạt động sống của cây ở nơi rễ sử dụng hoặc tích lũy ở các bộ phận dự trữ( củ,quả,hạt)
Chiều đi của dịch mạch
Dòng mạch gỗ: một chiều trong mạch gỗ của thân lên lá và cơ quan ở phía trên.
Dòng mạch rây:
Các chất vận chuyển trong mạch rây có thể theo hai chiều: Đi từ cơ quan nguồn( lá là nơi quang hợp tạo chất hữu cơ) đến các cơ quan chứa ( rễ, củ, quả, hạt). Hoặc theo chiều ngược lại từ cơ quan dự trữ đến cơ quan sử dụng (chồi non, lá non)
Ngoài ra, nước cũng có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tùy theo nhu cầu của cây, đảm bảo cho quá trình vận chuyển chất tan diễn ra thuận lợi
Sự thoát hơi nước ở lá
Cấu tạo của khí khổng: do TB biểu bì tạo nên, được cấu tạo từ 2 TB hình hạt đậu quay đầu vào nhau tạo ra một khe hở nhỏ, bên dưới là khoảng gian bào, xung quanh là các TB biểu bì. Thành của TB khí khổng có cấu tạo không đều: thành trong dày, thành ngoài mỏng.
Vai trò
Tạo động lực đầu trên dòng mạch gỗ, là sức kéo giúp nước và khoáng vận chuyển từ rể lên các bộ phận của cây trên mặt đất
Có tác dụng hạ nhiệt độ trên bề mặt lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho quá trình sinh lí trong tế bào và cơ thể xảy ra bình thường
Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện diễn ra sự trao đổi khí co2 và o2 giữa cơ thể và môi trường
Cơ chế đóng mở:Hơi nước được khuyết tán từ khoảng gian bào của tế bào thịt lá qua lớp cutin bao phủ các TB biểu bì bề mặt lá.
Sự trương nước hoặc mất trương nước của TB phụ thuộc vào các yếu tố bên trong cơ thể cũng như bên ngoài môi trường , được điều tiết bởi ánh sáng và stress( nóng, hạn, mặn)
Thoát nước qua bề mặt lá
Độ dày lớp cutin tỉ lệ nghịch với sự khuếch tán hơi nước, lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại
Hơi nước được khuếch tán từ khoảng gian bào của tế bào thịt lá qua lớp cutin bao phủ các tế bào biểu bì bề mặt lá.
2 Thoát hơi qua khí khổng
NHÓM
2