Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Coggle Diagram
Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Hình thái KT-XH CSCN phát triển từ thấp lên cao. từ giai đoạn xã hội XHCN lên xã hội CSCN.
XHCN: làm theo năng lực hưởng theo lao động; còn mang nhiều dấu vết của xã hội về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
CNCS: lao động trở thành nhu cầu, nguyên tắc phân phối; làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN có một thời kỳ quá độ.
Điều kiện ra đời xã hội chủ nghĩa
Sự phát triển của LLSX đến một mức độ nhất định.
GCCN phải phát triển cả về số lượng và chất lượng.
GCCN phải giác ngộ cách mạng và tổ chức ra chính đảng của mình.
GCCN kiên quyết giành chính quyền từ tay GCTS khi có thời cơ cách mạng, và muốn giành chính quyền phải thông qua cách mạng vô sản.
Những đặc trưng cơ bản của CNXH
Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, địa biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên XHCN
CNTB và CNXH là hai chế độ có bản chất đối lập nhau. CNTB dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, áp bức, bóc lột và bất công. CNXH là chế độ xã hội dựa trên cơ sở công hữu về TLSX chủ yếu, không áp bức, bóc lột.
Để có XHCN với nền sản xuất công nghiệp phát triển cao, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cần thiết phải có thời gian tổ chức, sắp xếp và xây dựng.
Các QHSX của CNXH không nảy sinh tự phát trong lòng CNTB, mà là kết quả của quá trình cải tọa và xây dựng CNXH. Đây cũng là nội dung cần có thời gian để xây dựng quan hệ xã hội mới.
Công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, hết sức khó khăn và phức tạp. GCCN và nhân dân lao động càng cần có thời gian để làm quen và thích nghi.
Đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH
Kinh tế: tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
Chính trị: tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản.
Xã hội: tồn tại nhiều giai cấp nhiều thành phần xã hội.
Văn hóa, tư tưởng: tồn tịa nhiều tư tưởng văn hóa khác nhau.
Quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quá độ lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN
Con đường tất yếu khách quan.
Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT tư bản chủ nghĩa.
Đòi hỏi tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân dân đã đạt được dưới TBCN.
Tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những đặc trưng của XHCN và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
Những đặc trưng bản chất của CNXH Việt Nam
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Phương hương xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.