Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Câu 8: phân tich Quan điểm HCM về xây dựng con người. svien phải làm gì để…
Câu 8: phân tich Quan điểm HCM về xây dựng con người. svien phải làm gì để xd và phát triển con ng toàn diện
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Người đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng năng lực, trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn hóa, KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe.
Phương pháp xây dựng con người
Bản thân mỗi người có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ
Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ
Nền giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có sự thay đổi thì nền giáo dục cũng phải có sự điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng
Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, vừa có ý nghĩa chiến lược. Xây dựng con người là trọng tâm, là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng con người là công việc lâu dài gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục, phải được tiến hành thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung xây dựng con người
Quan điểm của Hồ Chí Minh là xây dựng con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó là những con người có mục đích sống và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có năng lực làm chủ. Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, “ vì mình vì mọi người”.
Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc.
Yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện gắn kết chặt chẽ hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại." Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cũng là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Với nhận thức của mình theo em muốn xây dựng và phát triển con người
toàn diện sinh viên cần thực hiện một số phải giải pháp sau:
Một là, sinh viên cần tự bồi dưỡng, rèn luyện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức lối sống và nhân cách. Lấy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản cốt lõi đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy chuẩn mực đạo đức lối sống và nhân cách làm thước đo đánh giá con người trong quan hệ ứng xử với tự nhiên Xã hội, hướng tới giá trị nhân văn.
Hai là, sinh viên cần xây dựng cho mình thế giới quan khoa học, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đang diễn ra cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi sinh viên phải có thế giới quan khoa học trong nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng và xử lý các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Ba là, sinh viên thực hiện lối sống "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người." Hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, bảo vệ môi trường, đặt cái "ta" lên trên cái "tôi", đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân gia đình và xã hội.