Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHÓM 10 CƠ SƠ KHOA HỌC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC - Coggle Diagram
NHÓM 10
CƠ SƠ KHOA HỌC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Cơ sở triết học
Khái niệm
Triết học là cơ sở KH của mọi lĩnh vực KH => PTCT sử dụng
như 1 căn cứ, nền tảng để xây dựng chương trình.
Ý nghĩa
Cung cấp nguyên lí tư tưởng chính trong việc tổ chức, mục
đích tồn tại, giá trị nội dung chương trình.
Cung cấp chính sách, nhiệm vụ : mục đích, nội dung, PP
triển khai chương trình GD.
Nền tảng cho vc thực hiện nhiệm vụ, đánh giá người học,
chú trọng môn học.
Nhận ra mối quan hệ giữa cá nhân, niềm tin, giá trị cuộc
sống và cảm nhận thế giới xung quanh.
Phân loại
Triết lí duy tâm
Coi trọng yếu tố tinh thần, đạo đức
Vận dụng triết lí: Xác định môn học và thứ tự môn học nào là quan trọng.
Triết lí hiện thực
Hiểu thế giới xung quanh bằng quan sát, tri giác
Vận dụng triết lí: Chú trọng các môn học có tính khoa học và nhân văn.
Triết lí thực dụng
Chân lý hoặc giá trị của 1 lí thuyết chỉ có thể được đánh giá dựa trên kết quả thực tế.
Bản chất: sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường, sự vật
Vận dụng triết lí: việc dạy và học là quá trình xây và tái tạo kiến thức thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học phù hợp.
Triết lí hiện sinh
Con người là cá thể đơn độc trong thế vô nghĩa và phải tự chịu trách cho hành vi của mình.
Vận dụng triết lí: lựa chọn các vấn đề, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy phù hợp với nhu cầu của người học.
Cơ sở xã hội học
Các điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa của từng vùng miền, địa phương sẽ ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển CTGD ở địa phương đó.
Các triết lí, mục tiêu phát triển của xã hội, của nhân loại định hướng cho việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp của chương trình giáo dục.
Việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phải đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học và xã hội như: nhu cầu thể chất, nhu cầu phát triển, nhu cầu được giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin.
Các triết lí, mục tiêu phát triển của xã hội, của nhân loại định hướng cho việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp của chương trình giáo dục.
Giáo dục trải qua các giai đoạn khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng chương trình qua các giai đoạn cần: có tính truyền thống, kế thừa, phát triển. Chương trình giai đoạn sau phải kế thừa, phát triển chương trình giai đoạn trước
Cơ sở tâm lí học
Việc nghiên cứu đặc điểm của người dạy và người học giúp các nhà xây dựng chương trình lựa chọn nội dung dạy học phủ với nhu cầu học hỏi của con người. Có ý nghĩa và vai trò to lớn đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục (XD chương trình giáo dục và giảng dạy)
Các nhà xây dựng chương trình dựa trên một số thuyết tâm lí như thuyết hành vi, nhận thức, thuyết kiến tạo, thuyết đa trí tuệ, ... để lựa chọn khối lượng, nội dung kiến thức và giúp họ sắp xếp các nội dung một cách khoa học, logic phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức của con người là từ dễ đến khó - từ đơn giản đến phức tạp.
Theo tâm lý học hoạt động
Hoạt động ở đây được hiểu là môi trường biểu hiện tâm lý của con người. Nó trở thành nguồn gốc, phương thức của biểu hiện đó, trở thành phương tiện, điều kiện phát triển tâm lý con người.
Một trường phái tâm lý học hiện đại, xác định vai trò to lớn của hoạt động trong việc hình thành + phát triển tâm lý, ý thức, phát triển trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo, ... phẩm chất nhân cách (tư duy sáng tạo, tính chủ động, năng động, ...) của cá nhân.
=> việc xây dựng và truyền tải chương trình theo quan điểm vì người học đảm bảo phải đc hoạt động thường xuyên, có cơ hội thể hiện tính chủ động, tạo động cơ học tập cho người học.
Việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kiến thức mới phải dựa trên nền tảng cái đã có của người học, được rèn luyện dần dần trong điều kiện phù hợp, khả thi.
Chuyển biến kiến thức, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua hoạt động, thực hành.
Theo tâm lý học suy luận
Việc học phải đc truyền đạt theo những cách có ý nghĩa, các kỹ năng cơ bản phải đc học và rèn luyện thông qua các tình huống thực, ko tách rời từng kỹ năng.
Việc xây dựng, sắp xếp các nội dung, môn học cần phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Nội dung CT phải đảm bảo về kiến thức, phân phối thời gian hợp lý, tránh quá tải căng thẳng, chú ý đến thực hành.
Cơ sở lí luận giáo dục
Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả SGK và SGV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.
Định hướng chính vào việc giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
đảm bảo chuẩn kiến thức môn học
đảm bảo tính cập nhật và hiện đại về nội dung
Hình thành phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm song song là hình thành những năng lực cốt lõi: Năng lực chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định
VD: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.