Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương trình môn TV 2018 ở TH (Các lớp 1,2,3) - Coggle Diagram
Chương trình môn TV 2018 ở TH (Các lớp 1,2,3)
II. Vài nét khái quát về môn Tiếng Việt LỚP 1 CT GDPT 2018 :
Những nét mới
Kỹ thuật đọc, kỹ thuật viết
Trong kĩ thuật đọc, có thêm yêu cầu bước đầu biết đọc thầm, nhận biết bìa sách, tên sách.
Về tập viết, không chỉ yêu cầu học sinh tô đúng chữ cái viết hoa cỡ chữ lớn và cỡ chữ vừa như chương trình hiện hành mà còn yêu cầu học sinh biết viết chữ hoa
Chính tả: có thêm hình thức nghe - viết.
Đọc hiểu
Chương trình 2006 chỉ chú trọng đọc hiểu nội dung văn bản
chương trình 2018 đưa ra các yêu cầu đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình thức văn bản. Chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản, đưa ra yêu cầu đọc liên hệ, so sánh, kết nối
Về hình thức văn bản, chương trình chú ý đến văn bản đa phương thức
Viết câu, đoạn văn ngắn
Ở lớp 1, mới bước đầu yêu cầu học sinh viết một vài câu thuộc kiểu văn bản kể chuyện có nội dung phù hợp với câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Nói và nghe
Chú trọng sự tương tác qua lại, tính chủ động của học sinh khi nghe - nói. Đã chỉ dẫn và đặt ra yêu cầu về thái độ và một vài quy tắc nghe, nói.
Yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể
Nội dung cụ thể
Kiến thức Tiếng Việt
Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi
Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu
Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh
Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường
Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh
Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Kiến thức văn học
Câu chuyện, bài thơ
Nhân vật trong truyện
Ngữ liệu
Văn bản văn học
Văn bản thông tin
Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học sinh lớp 1
Phương pháp dạy học
Ở giai đoạn học vần
Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Phương pháp học tập theo nhóm
Đọc truyền điện, thi tiếp sức đọc chữ, vần, tiếng mới, tổ chức trò chơi để mỗi học sinh bắt tham đọc các chữ, vần, tiếng và từ mới
Ở giai đoạn đọc đoạn văn, bài văn
Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Phương pháp học theo nhóm
Phương pháp tổ chức trò chơi đọc, cuộc thi đọc từng đoạn của văn bản
Phương pháp dạy đọc hiểu (đọc hiểu văn bản văn học - truyện, thơ, kịch bản)
Đóng vai nói về chi tiết thuộc từng vai
Tổ chức trò chơi, cuộc thi (đóng vai, kể chuyện)
Kể lại câu chuyện (với đọc văn bản truyện)
Thảo luận, tranh luận về ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng
Đọc thuộc hoặc ngâm thơ, đọc diễn cảm
Viết lại câu chuyện hoặc viết một đoạn tóm tắ câu chuyện
Dùng kĩ thuật đọc tích cực để khám phá văn bản
III. Vài nét khái quát về môn Tiếng Việt LỚP 2
CT GDPT 2018
Yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể
Yêu cầu cần đạt
VIẾT
Kỹ thuật viết
Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa
Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương
Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương
Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định
Viết đoạn văn bản
Quy trình viết
Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.
Thực hành viết
Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý
Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý
Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý
Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý
Biết đặt tên cho một bức tranh
Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi
NÓI VÀ NGHE
Nói
Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.
Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe.
Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.
Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).
Nghe
Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.
Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.
Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện.
Nói và nghe tương tác
Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý.
Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói.
ĐỌC
Kỹ thuật đọc
Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...) mà chữ cái và con chữ biểu hiện.
Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp.
Biết đọc thầm.
Biết đọc thầm
Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.
Đọc hiểu
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.
Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh
Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại
Nhận biết được vần trong thơ
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học
Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.
Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản
Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Nội dung cụ thể
Kiến thức Tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa
tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...)
Vốn từ theo chủ điểm
Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu.
Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
Thông tin bằng hình ảnh
(phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Đoạn văn
Đoạn văn kể lại một sự việc
Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu
Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
Kiến thức Văn học
Đề tài (viết, kể về điều gì)
Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật
Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật
Vần trong thơ
Ngữ liệu
Văn bản văn học
Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 – 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 –180 chữ, thơ khoảng 70 – 90 chữ
Văn bản thông tin
Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu
Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu
Độ dài của văn bản: khoảng 110 – 140 chữ
Một số lưu ý về phương pháp dạy học
Tuân thủ phương pháp và định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy môn Tiếng Việt nói riêng.
Ở từng kiểu bài học, cần có những phương pháp đặc thù.
Kết hợp giữa làm mẫu với học cá nhân và hoạt động nhóm:
Chú ý khuyến khích sự tương tác: Chú trọng tương tác giữa HS với GV, HS với HS.
Chú ý có hoạt động, câu hỏi riêng khi dạy học phân hóa: Dạy học phù hợp với khả năng của từng đối tượng HS.
Giúp HS hình thành ý thức về chuẩn mực ngôn ngữ, lời nói.
Hình thành thói quen, kĩ năng quan sát, tự điều chỉnh ngôn ngữ cho HS.
Giúp HS hình thành phong cách, ngôn ngữ viết.
I. Vài nét khái quát về môn Tiếng việt cấp TH theo chương trình GDPT 2018
Mục tiêu
Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản.
Giúp học sinh hình thành phương pháp học tập, phương pháp tư duy, cách thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất.
Yêu cầu cần đạt
Năng lực ngôn ngữ
Yêu cầu về đọc
Lớp 1,2, chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.
Lớp 3,4,5: chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
Yêu cầu về viết
Lớp 1,2,3: viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn
Lớp 4,5: bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
Yêu cầu về nói
Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
Yêu cầu về nghe
Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe
Năng lực văn học
Đối với học sinh lớp 1, 2: học sinh nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.
lớp 3, 4, 5: học sinh biết cách kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản.
Nội dung giáo dục
Nội dung cụ thể được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: hoạt động đọc, viết, nói và nghe, kiến thức (Tiếng việt, văn học), ngữ liệu.
Kiến thức
TIÊNG VIỆT
Các mạch kiến thức tiếng Việt:
Ngữ âm và chữ viết: âm, chữ, dấu thanh, quy tắc chính tả (chỉ học ở cấp tiểu học).
Từ vựng: mở rộng vốn từ, nghĩa của từ ngữ và cách dùng, cấu tạo từ, quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ.
Ngữ pháp: dấu câu, từ loại, cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc câu, các kiểu câu và cách dùng.
Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn bản, một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng.
Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ: từ mượn, từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ, chữ viết tiếng Việt, các biến thể ngôn ngữ phân biệt theo phạm vi địa phương, xã hội, chức năng, trong đó có văn bản đa phương thức (ngôn ngữ trong sự kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) như là một biến thể của giao tiếp ngôn ngữ.
Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học
Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
Phương pháp giáo dục
Định hướng chung
Lấy tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong học tập làm phương châm trong việc thực hiện phương pháp dạy học.
Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực đặc thù
Phương pháp dạy viết
Mục đích: rèn tư duy, cách viết => giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách cho HS.
Nội dung dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản.
GV sử dụng những phương pháp: phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở… để hướng dẫn HS hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho HS thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn gồm các hoạt động chủ yếu: nêu nhiệm vụ mà HS cần thực hiện; yêu cầu học viên làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết xong, HS cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.
Phương pháp dạy nói và nghe
Mục đích: giúp HS có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. => phát triển năng lực giao tiếp, giáo dục phẩm chất và nhân cách học viên.
Trong dạy nói, GV cần: Tổ chức cho HS thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận.
Trong dạy nghe, GV cần: Hướng dẫn HS cách nắm bắt nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.
Với kĩ năng nghe nói tương tác, GV cần: Hướng dẫn HS lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng.
Phương pháp dạy đọc
Mục đích: giúp học sinh biết đọc, tự đọc văn bản; qua đó bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân cách của học học sinh. Mỗi kiểu văn bản (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin) có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp.
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục từ lớp 1 - 3
Kĩ năng viết: khoảng 25%
Kĩ năng nói và nghe: khoảng 10%
Kĩ năng đọc: khoảng 60%
Đấnh giá định kì: khoảng 5%
Đánh giá kết quả giáo dục
Yêu cầu đánh giá
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc, viết, nói, nghe được quy định trong Chương trình xóa mù chữ môn Tiếng Việt. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được tích hợp vào việc đánh giá 4 kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe.
Đánh giá thường xuyên là đánh giá các kỹ năng đọc, viết, nói nghe của học viên; Đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra viết, tích hợp đọc hiểu những kiến thức cần yếu về Tiếng Việt. Đánh giá viết ở mức độ 1 gồm có 2 phần: viết chính tả và viết đoạn văn 4-5 câu; mức độ 2: viết bài văn ngắn.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến kích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh kết quả học tập giữa các học viên, không tạo áp lực cho học viên.
Cách thức đánh giá
(Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì)
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá.
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối một mức do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập.
Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thời lượng thực hiện chương trình giáo dục
Lớp 3: 245 tiết/ năm
Lớp 2: 350 tiết/ năm
Lớp 1: 420 tiết/ năm
IV. Vài nét khái quát về môn Tiếng Việt LỚP 3 CT GDPT 2018
:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
VIẾT
Viết đoạn văn bản
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý.
Thực hành viết
Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào
gợi ý.
Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân
vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.
Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.
Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử)
Kỹ thuật viết
Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 – 70 chữ, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút
Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên địa lí nước ngoài đã học.
Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.
Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
NÓI VÀ NGHE
Nghe
Biết hỏi và đáp kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
Nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.
Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
Nói nghe tương tác
Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.
Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.
Nói
Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.
Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý); kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện. Nói 2 – 3 câu về một tình huống do em tưởng tượng.
Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.
Nói được về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện tranh hay phim hoạt hình.
Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.
ĐỌC
KỸ THUẬT ĐỌC
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2
Đánh dấu được đoạn sách đang đọc
Đọc theo ngữ điệu phù hợp
Ghi chép ngắn gọn những nội dung quan trọng
Đọc đúng và đọc diễn cảm; biết ngắt nghỉ phù hợp.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.
Nhận biết được vần và biện pháp tu từ so sánh trong thơ.
Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.
Nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình
Liên hệ, so sánh, kết nối
Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.
Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật, địa điểm đó.
Đọc hiểu nội dung
Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.
Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
Đọc mở rộng
Đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng được ít nhất 8 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 60 chữ.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.
Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản
Liên hệ so sánh
Nêu được những điều học được từ văn bản.
Đọc hiểu nội dung
Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý?
Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.
Đọc mở rộng
đọc tối thiểu 18 văn bản thông tincó kiểu văn bản và độ dài tương đương các văn bản đã học.
NỘI DUNG CỤ THỂ
Kiến thức Tiếng Việt
Cách viết nhan đề văn bản
Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu
Công dụng của dấu gạch ngang; dấu ngoặc kép; dấu hai chấm
Vốn từ theo chủ điểm
Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau
Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng
Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết
Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm
Kiểu văn bản và thể loại
Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm
Đoạn văn miêu tả đồ vật
Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện
Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn
Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm
Ngữ liệu
Văn bản văn học
Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 - 250 chữ, bài miêu tả khoảng 180 - 200 chữ
Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: thơ khoảng 80 - 100 chữ
Văn bản thông tin
Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc
Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ
Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn
Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ
Kiến thức văn học
Bài học rút ra từ văn bản
Địa điểm và thời gian
Suy nghĩ và hành động của nhân vật
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù chung của môn Tiếng Việt cấp tiểu học: PP phân tích ngôn ngữ, PP rèn luyện theo mẫu, PP giao tiếp, PP trò chơi học tập, PP thảo luận nhóm, PPDH nêu vấn đề, PPDH ngoài không gian lớp học.
Phương pháp dạy học phải phù hợp với phân môn trong chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học: vần, tập viết, luyện từ và câu.
PPDH cần phù hợp với đặc điểm tâm lí, trí tuệ của học sinh lớp 3 và cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học, gia đình.