Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học, Kĩ thuật dạy học - Coggle Diagram
Phương pháp dạy học
Dạy học hợp tác
Khái niệm
Là một phương pháp dạy học cụ thể trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực, thể hiện định hướng tăng cường sự tương tác trong học tập của học sinh.
Đặc điểm
Thể hiện trách nhiệm cá nhân
Khuyến khích sự tương tác
Rèn luyện các kĩ năng xã hội
Có sự phụ thuộc lần nhau một cách tích cực
Mục tiêu
Trình bày được vai trò của tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
Xác định một số kiểu nhóm và cách chia nhóm
Có kỹ năng để tố chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy và học
Nêu vai trò của GV - HS trong tổ chức hoạt động nhóm
Vai trò
Giúp HS tích cực và tham gia nhiều hơn
Phát triển kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội, kỹ năng ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng nhận thức
Hỗ trợ và giúp đỡ lần nhau
GV có thể hỗ trợ cho các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau
Các bước tiến hành
B1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp
B2: Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác
B3: Tổ chức dạy học hợp tác
Điều kiện thực hiện có hiệu quả
Phòng học đủ không gian
Bàn ghế dễ di chuyển
Nhiệm vụ học tập đủ khó để dạy hợp tác
Hình thành cho HS thói quen hợp tác
Dạy học giải quyết vấn đề
Khái niệm
Đây là PPDH giáo viên hoặc HS tạo ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiển HS hoặc HS tự phát hiện vấn đề, thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học
Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là gợi vấn đề khi xuất hiện tình huống có vấn đề
Tác dụng
Gây hứng thú học tập cho học sinh
Phát triển tư duy, nâng cao tính tự lực, tích cực của học sinh
Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội được tri thức mới, kỹ năng và cả phương pháp nhận thức. Từ đó, dần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề
Tạo cho học sinh biết liên hệ kiến thức mới và kiến thức cũ. từ đó HS sẽ nắm vững kiến thức
Các bước tiến hành
Xây dựng tình huống có vấn đề
B1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn nội dung đáp ứng được tình huống có vấn đề
B2: Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức HS đã biết, đã được học để giải quyết mâu thuẫn
B3: Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra giải quyết
Giải quyết vấn đề
B4: Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống xác định nhiệm vụ cần thực hiện
B5: HS huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giả thuyết
B5: Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận
Lưu ý
GV phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của học sinh, phải có kỹ năng dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề
GV thường khó chủ động trong việc bảo đảm tiến độ bài học khi học sinh chưa quen với việc học tập chủ động
Điều kiện sử dụng
GV cần tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp
Nếu giải quyết vấn đề được sử dụng cho các nhóm, vấn đề cần đủ phức tạp để đảm bảo rằng tất cả HS là thành viên trong nhóm đều phải làm việc cùng nhau để giải quyết
Đòi hỏi phải có thời gian phù hợp
Cần có thiết bị dạy học và các điều kiện phù hợp để thực hiện hiệu quả phương pháp giải quyết vấn đề.
Dạy học khám phá
Khái niệm
HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện tri thức mới thông qua các hoạt động dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV
Đặc điểm
HS phát triển quá trình tư duy liên quan đến việc khám phá và tìm hiểu thông qua quá trình quan sát, phân loại, đánh giá
GV sử dụng PPDH đặc trưng hỗ trợ quá trình khám phá và tìm hiểu của HS
Sách không phải là nguồn thông tin, kiến thức duy nhất cho HS
HS phải lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá quá trình học của mình với sự hỗ trợ của GV
Cách tiến hành
Chuẩn bị
B1: Xác định mục đính về PC, NL cần hình thành ở người học qua các hoạt động học
B2: Xác định vấn đề cần khám phá
B3: Xác định cách thức thu thập dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá
B4: Xác định nội dung vấn đề học tập mà HS cần đạt được qua quá trình khám phá
Tổ chức học tập khám phá
B1: Giao nhiệm vụ học tập
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập khám phá
B3: Trình bày nhiệm vụ học tập khám phá
Điều kiện sử dụng
Đa số HS phải có những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động khám phá do GV tổ chức
GV cần hiểu rõ khả năng khám phá của HS. Từ đó có sự hướng dẫn trong mỗi hoạt động động phải ở mức cần thiết, vừa đủ
Dạy học dựa trên dự án
Khái niệm
HS dưới sự điều khiển và trợ giúp của GV tự động giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành
Đặc điểm
Người học là trung tâm của quá trình học tập
Dự án tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng gần với các tiêu chuẩn
Dự án định hướng theo câu hỏi theo khung chương trình
Người học có thể hiện hiểu biết về thông tin sản phẩm của mình và quá trình thực hiện
Cách tiến hành
B1: Lập kế hoạch
Khơi thú vị
Lựa chọn chủ đề
Xây dựng tiểu chủ đề
Thiết lập kế hoạch học tập, nhiệm vụ
B2: Thực hiện dự án
Thảo luận với các thành viên khác
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Hướng dẫn trao đổi và xin ý kiến GV
B3: Tổng hợp kết quả
Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Xây dựng sản phẩm
Trình bày sản phầm
Lưu ý
Phát triển các kỹ năng tiếp theo và tư duy
HS được tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và thú vị cá nhân, HS phải tham gia các vấn đề
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề thể hiện trình độ và khả năng của học sinh
Sản phẩm sự án không giới hạn trong những mục tiêu lý thuyết, sản phẩm này có thể sử dụng, bố trí, giới thiệu
Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật Khăn trải bàn
Khái niệm
Kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Mục tiêu
Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
Phát triển sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Tác dụng đối với học sinh
Học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau
Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm tạo cho học sinh học tập có sự phân hóa
Cách tiến hành
B1: Chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 hoặc A0
B2
Chia giấy A0 thành các phần, bao gồm các phần chính ở giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
Thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa bàn trải nghiệm của máy
Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên "khăn trải bàn"
B3: Tổng hợp báo cáo kết quả
Một số lưu ý khi sử dụng
Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
Thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn trải bàn
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộn một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực
Là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật minh họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não
Ưu điểm, hạn chế
Ưu điểm
Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết
Trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ do được thể hiện bởi các màu sắc khác nhau và thể hiện sự liên kết, liên hệ giữa các ý của một vấn đề
Dễ dạy, dễ nhớ, dễ học; Nhớ sâu và nhớ lâu kiến thức
Hạn chế
Đòi hỏi người học phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, tìm ra những ý chính- ý phụ để trình bày
Cách tiến hành
B1: Chọn từ trung tâm
B2: Vẽ nhánh cấp 1
B3: Vẽ nhánh cấp 2,3,...
B4: Hoàn thiện Bản đồ tư duy
Lưu ý
Chỉ vẽ hình ảnh, viết câu liên quan đến chủ đề, kiến thức
Chọn lọc ý cơ bản, kiến thức cần thiết
Nên sử dụng màu sắc vì có tác dụng kích thích não
Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề
Kĩ thuật động não
Khái niệm
Thông qua thảo luận huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về 1 chủ đề của mọi thành viên tham gia thảo luận, các thành viên tham gia cổ vũ một cách tích cực, không hạn chế ý tưởng nhằm tạo ra 1 cơn lốc ý tưởng
Ưu điểm
Thực hiện nhanh chóng
Không tốn kém
Sử dụng hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Tạo cơ sở cho tất cả thành viên tham gia
Hạn chế
Có thể lạc đề, mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động
Lưu ý
Không đánh giá và phê bình trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Khuyến khích số lượng ý tưởng
Cho phép sự tưởng tượng, liên tưởng
Cách tiến hành
Chia nhóm, bầu ra nhóm trưởng và thư ký
Xác định vấn đề cần giải quyết
Tất cả câu trả lời, các ý kiến được ghi lại
Kĩ thuật mảnh ghép
Khái niệm
KTDH mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức tạp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Ưu điểm
Đem lại cho HScơ hội được dử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện
Cho phép HS diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng gao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực
Nhược điểm
Bị hạn chế bởi thời gian
GV khó có thể bao quát được hết cả lớp do số hượng HS của 1 lớp đông, vì vậy có thể có những nhóm sẽ hoạt động tự do, không có ai điều khiển
Cách tiến hành
B1: Chia nhóm và đưa ra nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
B2: Tiến hành thảo luận theo 2 vòng
B3: Tổng kết và nhận xét
Tác dụng
Làm tăng tính đoàn kết, hợp tác
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Kích thích sự tham gia tích cực của HS