Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp giáo dục của CTTT môn Ngữ Văn 2018 - Coggle Diagram
Phương pháp giáo dục của CTTT môn Ngữ Văn 2018
Định hướng chung
Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức
Thực hiện tích hợp nội môn, liên môn và xuyên môn; dạy học phân hóa theo đối tượng
Sử dụng các phương tiện dạy học, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.
Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Biết yêu thiên nhiên, đất nược, tự hào về truyển thống dân tộc, biết tôn trọng mọi người xung quanh
Biết quan tâm đến người thân, bạn bè, thầy cô; biết nhường nhịn, hài hòa với người khác; biết cảm thông chia sẽ niềm vui, nổi buồn đối với mọi người xunh quanh
Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng yêu lao động, có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện
Sống thật thà, ngay thẳng, thành thật với bản thân và người khác; yêu lẽ phải, trọng chân lí; thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình.
Biết giữ lời hứa, chịu trách nhiệm về lời nói, hành động mình đã làm; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung, sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại
Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, làm rõ thông tin; biết đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
Khi viết, học sinh cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo. Có khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp
Biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng
Nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ , khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
Năng lực tự chủ và tự học
Hình thành, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp,lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp
Nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, biết tự làm chủ hành vi, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các năng lực đặc thù
Phương pháp dạy đọc .
Dạy đọc hiểu văn bản nói chung:
Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ văn bản, quan sát các yếu tố hình thức của văn bản
Cho HS tìm kiếm, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản
Biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống.
Dạy đọc hiểu văn bản văn học:
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.
Khi dạy học đọc hiểu, GV không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc.
vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như: đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, ….
Phương pháp dạy viết
Ở cấp tiểu học, dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản.
Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn, thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết
Ở hai cấp học này, giáo viên hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản,phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phương pháp dạy nói và nghe
Trong dạy nói, học sinh quan sát, phân tích mẫu, cách thức và quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình trình bày trước lớp hoặc cho một cuộc thảo luận, tranh luận
Trong dạy nghe, học sinh cần nắm bắt được nội dung nghe, ý định của người nói; kiểm tra những thông tin chưa rõ; thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.
Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi, nói theo lượt lời trong hội thoại, dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng