Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018 - Coggle Diagram
CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nội dung đánh giá
Đánh giá hoạt động viết
Yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản:
tự sự, miêu tả, biểu cảm...
Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung,
kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận,
hình thức ngôn ngữ và trình bày,... để đánh giá
Đánh giá hoạt động nói và nghe
Hoạt động nói
Biết chú ý đến người nghe
Sự tự tin, năng động của người nói
Yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và mục tiêu
Biết tranh luận và thuyết phục
Có kĩ thuật nói thích hợp, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ
Hoạt động nghe
Nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói
Biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề , trao đổi những thông tin chưa rõ
Yêu cầu học sinh nắm bắt nội dung người khác nói
Có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói
Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt
Đánh giá hoạt động đọc
Trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau
Lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình
Nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân
Thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản
Liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản đời sống
Xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện
Yêu cầu HS hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người nói
Mục tiêu đánh giá
Có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học
Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời
Cách thức đánh giá
Đánh giá thường xuyên
Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá
Đánh giá định kì
Thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết
Căn cứ đánh giá
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học đã quy định trong chương trình.
CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
ĐỌC (LỚP 3)
KĨ THUẬT ĐỌC
Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ; tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2
Đánh dấu được đoạn sách đang đọc
Ghi chép ngắn gọn những nội dung quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.
Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.
Nhận biết được vần và biện pháp tu từ so sánh trong thơ.
Nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.
Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật, địa điểm
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng được ít nhất 8 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 60 chữ.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý?
Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản.
Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.
Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những điều học được từ văn bản.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương các văn bản đã học.
VIẾT (LỚP 3)
KĨ THUẬT VIẾT
Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên địa lí nước ngoài đã học
Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe - viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 - 70 chữ, tốc độ khoảng 65 - 70 chữ trong 15 phút.
Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý
Thực hành viết
Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.
Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật
Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.
Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.
Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).
NÓI VÀ NGHE (LỚP 3)
NÓI
Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.
Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.
Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.
Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý); kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện. Nói 2 - 3 câu về một tình huống do em tưởng tượng.
Nói được về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện tranh hay phim hoạt hình.
NGHE
Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
Biết hỏi và đáp kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
Nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.
NÓI NGHE TƯƠNG TÁC
Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.
Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.
ĐỌC (LỚP 4)
KĨ THUẬT ĐỌC
Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả: nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 - 90 tiếng trong 1 phút.
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.
Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới.
Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.
Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản
Nhận biết được chủ đề văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.
Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.
Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.
Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch
Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản
Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.
Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.
Biết tóm tắt văn bản
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc.
Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.
Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
ĐỌC (LỚP 1)
Kĩ thuật đọc
Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu
Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn
Bước đầu biết đọc thầm
Nhận biết được bìa sách và tên sách
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện
tường minh
Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu
chuyện
Nhận biết được lời nhân vật trong truyện
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao
Liên hệ được tranh minh họa với các chi tiết trong văn bản
Đọc mở rộng
Đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các VB đã học
Thuộc lòng 4-5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, có độ dài khoảng 30-40 chữ
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản
Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ của giáo viên
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản
Hiểu nghĩa của 1 số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS
Đọc mở rộng
Đọc tối thiểu 5 VB thông tin có kiểu VB và độ dài tương đương với các VB đã học
VIẾT (LỚP 1)
Kĩ thuật viết
Ngồi đúng tư thế
Viết đúng chữ viết thường, chữ số; biết viết chữ hoa
Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30- 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết; tốc độ viết 30-35 chữ trong 1p
Viết câu, đoạn văn ngắn
Quy trình viết
Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?
Thực hành viết
Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý
NÓI VÀ NGHE (LỚP 1)
Nói
Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói
Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi
Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe
Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý
Kể lại được 1 đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe
Nghe
Có thói quen và thài độ chú ý nghe người khác nói. Đặt lại 1 vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ
Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học
Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
Nói nghe tương tác
Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu
Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản.
ĐỌC (LỚP 2)
Kĩ thuật đọc
Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái TV; biết phân biệt tên chữ cái và âm mà chữ cái và con chữ biểu hiện
Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc 60-70 tiếng trong 1p
Biết đọc thầm
Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp
Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản
Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách
Đọc hiểu
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện
Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh
Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại
Nhận biết được vần trong thơ
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao
Đọc mở rộng
Đọc tối thiểu 35 VB văn học có thể loại và độ dài tương đương với các VB đã học
Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi bài thơ, đoạn thơ có độ dài khoảng 30-45 chữ
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: Sơ đồ, biểu bảng đơn giản; mục lục sách, danh sách học viên, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản
Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh
Đọc mở rộng
Đọc tối thiểu 18 VB thông tin có kiểu VB và độ dài tương đương với các VB đã học
VIẾT (LỚP 4)
KĨ THUẬT VIẾT
Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.
Thực hành viết
Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.
Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.
Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.
Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.
Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.
NÓI VÀ NGHE (LỚP 4)
Nói
Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài; có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp.
Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,...)
Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó.
Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống.
Nghe
Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện.
Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác.
Nói nghe tương tác
Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận.
Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện.
VIẾT (LỚP 2)
Kĩ thuật viết
Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa
Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương
Nghe - viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 - 55 chữ. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương
Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định
Viết đoạn văn ngắn
Quy trình viết
Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ
Thực hành viết
Viết được 4 - 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.
Viết được 4 - 5 câu tả/ giới thiệu về một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.
Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý
Viết được bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.
Biết đặt tên cho 1 bức tranh
ĐỌC (LỚP 5)
KĨ THUẬT ĐỌC
Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc độ đọc khoảng 90 - 100 tiếng trong 1 phút.
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.
Biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).
Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.
Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.
Hiểu chủ đề của văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.
Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.
Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá trong văn bản
Liên hệ, so sánh, kết nối
Biết nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.
Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng ít nhất 10 - 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.
Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.
Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.
Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.
Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc theo tầm quan trọng.
Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
VIẾT (LỚP 5)
KĨ THUẬT VIẾT
Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.
Thực hành viết
Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.
Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.
Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).
Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.
NÓI VÀ NGHE (LỚP 2)
Nói
Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.
Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe.
Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.
Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích)
Nói nghe tương tác
Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý
Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói
Nghe
Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.
Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.
Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện
NÓI VÀ NGHE (LỚP 5)
Nói
Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng) cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.
Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.
Nghe
Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.
Nói nghe tương tác
Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực ngôn ngữ
Đọc
Kĩ năng đọc
Lớp 1 và 2: chú trọng yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản
Kĩ năng đọc hiểu
Lớp 3, 4 và 5: chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
Viết
Kĩ thuật viết
Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn
Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn
Quy trình viết
Bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)
Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm, hiểu được nội dung chính của VB, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
Nói - nghe
Nói
Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc
Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp
Kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe
Biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến
Biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản
Nghe
Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản
Nói - nghe tương tác
Nhận biết được cảm xúc của người nói
Biết cách phản hồi những gì đã nghe
Năng lực văn học
Biết được nội dung, thái độ, tình cảm của tác giả
Hiểu được tác dụng yếu tố hình thức văn bản văn học
Phân biệt văn bản truyện và thơ
Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt
Lớp 1, 2
Nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì
Nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ
Nhận biết được truyện và thơ.
Lớp 3, 4 và 5
Kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ
Nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết
Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học
Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản
Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng
NỘI DUNG GIÁO DỤC
- KIẾN THỨC
Tiếng việt
- Các mạch kiến thức tiếng Việt
- Ngữ âm và chữ viết
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Hoạt động giao tiếp
- Sự phát triển của ngôn ngữ và sự biến thể ngôn ngữ
- Phân bổ mạch kiến thức ở từng cấp
- Cấp trung học cơ sở
- Cấp trung học phổ thông
- Cấp tiểu học
Văn học
- Các mạch kiến thức văn học
- Các yếu tố của văn bản văn học
- Thể loại văn học
- Lịch sử văn học
- Lí luận văn học
- Phân bổ các mạch kiến thức văn học từng cấp học
- Cấp trung học cơ sở
- Cấp trung học phổ thông
- Cấp tiểu học
- NGỮ LIỆU
Tác phẩm bắt buộc
- Bình Ngô đại cáo
- Truyện Kiều
- Hịch tướng sĩ-
- Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc
- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
- Tuyên ngôn độc lập
Tác phẩm bắt buộc lựa chọn
- Văn học viết Việt Nam
- Văn học nước ngoài
- Văn học dân gian Việt Nam
Tiêu chí chọn ngữ liệu
- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.
- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc,...
- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học.
- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kĩ năng viết
- Kĩ thuật viết
- Viết câu, đoạn, văn bản
Kĩ năng nói và nghe
- Kĩ năng nghe
- Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác
- Kĩ năng nói
Kĩ năng đọc
Kĩ thuật đọc
Đọc hiểu
- Đọc hiểu hình thức
- Liên hệ, so sánh giữa các văn bản
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc mở rộng
CÂU TRÚC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Phần học vần và luyện tập
Phần học vần, dạy chữ
Quy trình gồm 6 bước:
Làm quen với từ khoá chứa âm hoặc vần cần học
Đánh vần
Mở rộng vốn từ và củng cố âm vần mới học
Làm quen với chữ ghi âm, vần mới học
Tập đọc
Tập viết âm, vần mới học và từ ngữ ứng dụng
Các bài dạy chữ được sắp xếp chủ yếu theo nhóm nét chữ để học sinh dễ đọc viết
Mỗi bài chỉ dạy 2 chữ cái hoặc 2 vần hay 1 chữ cái, 1 vần, 1 dấu thanh
Mỗi bài học chữ, học vần đều có bài tập củng cố âm, vần mới học với các hình ảnh sinh động
SGK có mô hình đánh vần giúp GV dễ dạy, HS dễ đọc, phụ huynh hs cũng dễ dàng theo dõi và giúp đỡ con em trong việc học tập.
Sắp xếp mỗi tuần 2 tiết dành riêng cho hoạt động tập viết vào vở
Phần luyện tập
Có 2 kiểu bài lần đầu tiên xuất hiện trong SGK là Tự đọc sách báo và Góc sáng tạo
Tổng hợp, củng cố, phát triển các kiến thức, kĩ năng hình thành từ phần học vần thông qua các bài tập đọc, viết, nói, nghe được tổ chức theo 3 chủ điểm
Gia đình
Trường học
Thiên nhiên
31 Bài học chính
5 chủ đề chính:Em là búp măng non; Em đi học; Em ở nhà; Em yêu trường học; Em yêu tổ quốc Việt Nam.
Mỗi bài học sẽ được giảng dạy và học trong 1 tuần để có thể hướng dẫn các bè rèn luyện được đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.
4 bài ôn tập cuối kì, giữa kì và cuối năm
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG
Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn, thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì, kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam.
Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ( đọc, viết, nói, nghe) làm trục xuyên suốt cả ba cấp học, nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong các cấp học.
Chương trình xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết , nói, nghe cho mỗi lớp, quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về Tiếng Việt,..
Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mục tiêu
Chung
Hình thành và phát triển 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Phát triển 3 năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Cấp Tiểu học
Phẩm chất gắn với biểu hiện: yêu thiên nhiên, gia đình và quê hương, có ý thức với cội nguồn, yêu thích cái đẹp, cái thiện ...
Hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học như ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản
Yêu cầu cần đạt
Hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Định hướngchung
Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói, nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt với nhiều hoạt động học trong và ngoài lớp.
Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn ( cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên.
Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Biết quan tâm đến người thân, thầy cô, bạn bè. Biết nhường nhịn, vị tha; biết xúc động trước con người và việc làm tốt.
Chăm đọc sách, báo; siêng năng, yêu lao động, có ý chí vượt khó, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập
Biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước; yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước.
Sống thật thà, ngay thẳng, yêu lẽ phải, trọng chân lí. Thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình
Biết giữ lời hứa, dám chịu trách nhiệm về lời nói, hành động và hậu quả do mình đã làm. Có ý thức, trách nhiệm, biết giữ gìn và phát triển các bản sắc của công dân Việt Nam
Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
NHỮNG ĐIỂM MỚI
Nêu lên nội dung một số chuyên đề tự chọn (35tiết/lớp/năm) nhằm đáp ứng yêu cầu cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn.
Xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.
Chương trình được xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Học sinh được bộc lộ những suy nghĩ của mình. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và những suy nghĩ của chính các em
Khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe
Lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp.
Nhấn mạnh việc chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói;
Chú ý yêu cầu dạy học tích hợp (tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn) và yêu cầu dạy học phân hóa.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các loại VB
VB văn học
truyện, thơ, ký , kịch
VB nghị luận
NL văn học
NL xã hội
VB thông tin
VB thuyết minh
VB nhật dụng
Các hình thức sách truyện, truyện tranh
Máy tính, màn hình và máy chiếu, các video clip
Sách tham khảo
Các bộ sách giáo khoa ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạnh kiến thức và kĩ năng cơ bản, được phân chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn giáo dục cơ bản:Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói, nghe. Các ngữ liệu được chọn lọc và sắp xếp phù hợp vơi skhar năng tiếp nhận của học sinh mỗi cấp.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học , nhất là tiếp nhận văn bản văn học, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học môn này có tên là Tiếng Việt, cấp cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói, nghe, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất tốt đẹp.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ- nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác của nhà trường
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa , đạo đức , triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như lịch sử, địa lí, nhệ thuật,...Liên quan mật thiết với cuộc sống, giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật.
CẤU TRÚC
Nói và nghe
Kiến thức và ngữ liệu
Viết
Đọc
Hiểu hình thức
Mở rộng
Hiểu nội dung
Liên hệ, so sánh, kết nối