Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Coggle Diagram
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhóm các phương pháp
nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Khái niệm
Phân tích lý thuyết
Là phương pháp phân tích các thông tin về lý thuyết thành từng mặt, từng bộ phận, từng mối quan hệ theo lịch sử thời gian
Tổng hợp lý thuyết
Là phương pháp liên kết các khía cạnh, các bộ phận, các mối quan hệ tìm được từ các thông tin về lý thuyết đã thu thập được thành một tổng thể nhằm tạo một hệ thống lý thuyết mới
Mục tiêu
Phân tích nguồn tài liệu
Phân tích tác giả
Phân tích cấu trúc nội dung của lý thuyết
Bổ sung nếu phát hiện tài liệu thu có thiếu sót hay sai lệch
Lựa chọn những tài liệu cần thiết cho việc xây dựng luận cứ
Sắp xếp tài liệu theo tiến trình xuất hiện để nhận dạng động thái, theo thời điểm xuất hiện để phát hiện tương quan và theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác
Xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật
Sử dụng tư duy logic để giải thích quy luật, phán đoán bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng tiến tới hình thành hệ thống lý thuyết mới
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Khái niệm
Phương pháp phân loại lý thuyết
Là phương pháp sắp xếp một cách logic các tài liệu, văn bản đang nghiên cứu theo từng phương diện, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng xu hướng phát triển
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Là phương pháp sắp xếp những thông tin, dữ liệu đa dạng thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một hệ thống có kết cấu chặc chẽ trên cơ sở một mô hình lý thuyết.
Mục tiêu
Nhà nghiên cứu có thể đưa ra các dự đoán về các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn
Nhà nghiên cứu có thể xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh hơn
Phương pháp mô hình hóa
Khái niệm
Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, quá trình hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình của chúng
Các loại mô hình
Mô hình vật lý
Mô hình toán học
Mô hình số
Nhiệm vụ của mô hình là phát hiện ra những điều chưa biết về đối tượng
Nhà nghiên cứu sử dụng phương thức chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, sau đó dùng cái cụ thể để nghiên cứu cái trừu tượng
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Cách thức nghiên cứu
Đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển những biến đổi của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật vận động của nó
Ứng dụng
Dùng trong xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Cách thức nghiên cứu
Đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và những biến đổi của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật vận động của nó
Ứng dụng
Dùng trong xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp giả thuyết
Cách thức nghiên cứu
Đưa ra các dự đoán về bản chất của đối tượng sau đó thu thập thông tin để chứng minh những dự đoán đó
Chức năng
Dự đoán
Định hướng nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Phương pháp quan sát khoa học
Khái niệm
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở tri giác đối tượng trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau một cách có mục đích có kế hoạch, có hệ thống
Quy trình tiến hành quan sát khoa học
Xác định mục đích quan sát
Xác định đối tượng quan sát cũng như phương diện cụ thể cần quan sát của đối tượng
Đối tượng và phương diện quan sát được sát được xác định dựa trên mục đích của quan sát
Lựa chọn phương thức quan sát
Lập kế hoạch quan sát
Tiến hành quan sát
Kiểm tra kết quả quan sát
Xử lý dữ liệu
Ưu điểm
Cung cấp các thông tin tương đối khách quan
Các số liệu cụ thể, sống động phong phú về đối tượng nghiên cứu
Quan sát dễ dàng thực hiện và ít tốn kém
Nhược điểm
Chỉ có thể quan sát một cách thụ động
Không thể tác động vào đối tượng để cho nó diễn biến hay thay đổi theo ý muốn
Phương pháp điều tra
Khái niệm
Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thực hiện khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng
Các phương thức điều tra
Khảo sát bằng bảng câu hỏi
Phỏng vấn không có cấu trúc chặt chẽ
Phỏng vấn có cấu trúc chặc chẽ
Thảo luận nhóm/Phỏng vấn nhóm
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Khái niệm
Là phương pháp nghiên cứu đối tượng trong những điều kiện đặc biệt do nhà nghiên cứu tạo ra
Đặc trưng
Phải được tiến hành dựa trên giả thuyết về sự biến đổi của đối tượng dưới ảnh hưởng của một yếu tố nào đó
Phải được tiến hành theo một kế hoạch chi tiết và chính xác
Đối tượng thực nghiệm được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Quy trình tiến hành
Xây dựng giả thuyết thực nghiệm dựa trên phân tích các biến số, đặc biệt là các biến số độc lập
Chọn lựa đối tượng thực nghiệm sao cho chúng có thể đại diện cho quần thể/dân số nghiên cứu
Tiến hành các bước thực nghiệm theo dõi sát những thay đổi ở nhóm trong từng giai đoạn thực nghiệm
Phân tích kết quả thực nghiệm dựa vào các phần mềm thống kê để xác định kết quả thu được không phải do ngẫu nhiên và để khẳng định mối liên hệ nhân quả giữa các biến số
Khẳng định giả thuyết đã nêu nếu kết quả thực nghiệm phù hợp
Đề xuất những khả năng ứng dụng và thực tiễn
Ưu điểm
Nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghiên cứu và khả năng tư duy lý thuyết
Thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học
Tạo ra một hướng nghiên cứu mới
Khuyết điểm
Hiện tượng diễn ra hoàn toàn không tự nhiên
Đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ thuật cao
Đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có các kỹ năng nghiên cứu tổ chức
Khó áp dụng vào các nghiên cứu liên quan đến những hoạt động diễn biến phức tạp trong tư tưởng, tình cảm con người