Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA…
BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA VIÊN CHỨC
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo xét hoặc thi theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
Viên chức được đăng kí xét hoặc thi thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau
Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó
Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó
Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; phân công, phân cấp thực hiện thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức
Thay đổi vị trí việc làm
Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
Khi chuyện sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 28 và điều 32 của Luật này.
Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó
BIỆT PHÁI VIÊN CHỨC
Khi hết thời gian biệt phái, viên chức về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phải có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết hạn biết phái phù hợp với chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ
Không biết phải viên chức nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Biệt phải viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập nay làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết đinh việc biệt phái viên chức
Viên chức được cử đi biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến
Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái chịu trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức
Viên chức được cử biệt phái tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ
Thời gian biệt phái viên chức không quá 3 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định
CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp
Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý
Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp
Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức căn cứ theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của viên chức quy đinh chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong lĩnh vực, ngành được giao quản lý
TRÁCH NHIỆM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC
Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Kinh phí đào tạo viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm
Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA VIÊN CHỨC TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ
Viên chức được cử tham gia đào tao, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tiếp, được xét nâng lương