Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QLNN VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KTTT - Coggle…
CHƯƠNG 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QLNN VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KTTT
2.1. Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nền kinh tế thị trường
C1N1: Cơ chế thị trường
Khái niệm
Cơ chế
Là CÁCH THỨC theo đó một QUÁ TRÌNH được thực hiện
Theo từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, 1996)
Cơ chế thị trường
Là CƠ CHẾ TỰ ĐIỀU TIẾT của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật khách quan vốn có của nó. Các quy luật khách quan đó là Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu; Quy luật cạnh tranh
Quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết
Trong SX, tác động của quy luật giá trị buộc người SX phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong lưu thông, hay trao đổi, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: 2 hàng háo được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau.
Quy luật cung cầu: qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định.
Quy luật cạnh tranh:
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuât, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá, để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể diễn ra giữa NSX với NTD, NTD với NTD, NSX với NSX
Các thành tố cấu thành
(4)
Thị trường
Là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa những chủ thể kinh tế; hoạt động theo các quy luật vốn có của nó
Phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: TT hàng hoá, TT lao động, TT tài chính, TT cạnh tranh hoàn hảo/ không hoàn hảo, TT nội địa/ quốc tế
Các quy luật kinh tế
Là những quy tắc khách quan, bắt buộc, phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Vai trò: điều tiết, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế.
Các chủ thể kinh tế
Là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng và phân phối hàng hoá và dịch vụ trên thị trường
Được hoạt động tự chủ, nhưng phải tuân thủ các quy luật của thị trường
Giá cả
Là mức độ trao đổi của một hàng hoá hoặc dịch vụ so với hàng hoá hoặc dịch vụ khác trên thị trường.
Phản ánh giá trị HH/DV; là kết quả của sự cân bằng giữa cung và cầu, là công cụ điều tiết nền KTTT
Biến động theo thời gian, địa lý, chất lượng, thương hiệu, cạnh tranh,...
2.1.2. Kinh tế thị trường
Khái niệm
Là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
Bản chất của nền KTTT thể hiện trên quan hệ sở hữu và lợi ích trong nền KTTT:
QHSH: tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau, trong đó sở hữu tư nhân chiếm tỉ lệ chủ yếu
Lợi ích KT: tồn tại 3 loại lợi ích chủ yếu: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội
KTTT luôn gắn với một thể chế, một chế độ chính trị xã hội nhất định; không có nền KTTT chung cho mọi XH, mọi trình độ phát triển của loài người.
Đặc trưng
(4)
Đặc trưng về SỞ HỮU
Nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, trong đó phần lớn hàng hóa và dịch vụ là được sở hữu bởi tư nhân.
Đặc trưng về CƠ CẤU KINH TẾ
Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Đặc trưng về PHÂN PHỐI
Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực xã hội.
Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất.
Về cơ chế vận hành của nền KT
(VAI TRÒ NHÀ NƯỚC)
Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế
Thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Vai trò
Chi tiết mỗi y ở đề cương
Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là môi trường, điều kiện cho sản xuất phát triển.
Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Ưu, nhược điểm
Ưu
Nền KTTT luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của chủ thể kinh tế
Nền KTTT luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia.
Luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Nhược
Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội (Khoảng cách giàu nghèo)
Liên hệ đặc trưng kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nền kinh tế của nước ta: LÀ nền KTTT phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước.
Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định ngày càng sâu sắc.
Đặc trưng về sở hữu
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể).
Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu.
Đặc trưng về cơ cấu kinh tế:
Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc trưng về phân phối:
Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.
Về cơ chế vận hành của nền kinh tế:
Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2.2. QLNN về KT trong nền KTTT
2.2.1. QLNN về KT
Khái niệm
Là sự tác động có tổ chức, mục đích của nhà nước lên các hoạt động KT để sự dụng có hiệu quả nguồn lực, cơ hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền KT-XH
Đặc trưng
QLNN về KT là quản lý vĩ mô nền KT
QLNN về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước
QLLN về KT nhằm mục tiêu phát triển lẩy hiệu quả KT-XH là trọng tâm
Mục tiêu
Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện công bẳng XH
Ổn định nền KT vĩ mô
Sử dụng tài nguyên hợp lý & hiệu quả
Sự cần thiết
Mặc dù thị trường có vai trò nhưng không thể thiếu vai trò của nhà nước
Trình độ xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng SX đòi hỏi có sự điều tiết của nhà nước
Vai trò
2.2.2. Chức năng và vai trò của QLNN về KT
2.2.3. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về KT