Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KĨ THUẬT DẠY HỌC, image - Coggle Diagram
KĨ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật KWL và KWLH
Khái niệm
Là cách tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập
Cách tiến hành
GV yêu cầu HS điền những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng
GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào W những điều muốn tìm hiểu về vấn đề, chủ đề
HS điền vào cột L những điều vừa học được
HS so sánh những điều đã ghi ở cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xáccuar những điều đã biết ở cột K
Ưu điểm
HS phát triển NL tự chủ và tự học
Tạo hứng thú học tập cho HS
Giúp GV đánh giá và HS tự đánh giá kết quả học tập
Nhược điểm
Có thể găpj khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết 1 cách rõ ràng
Lưu ý
GV có thể thêm cột H nhằm khuyến khích HS ghi lại những dự án tiếp tục tìm hiểu các nội dung
Động não
Khái niệm
Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận.
Cách tiến hành
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau
Kết thúc việc đưa ra ý kiến
Đánh giá
Ưu điểm
Đánh giá
Không tốn kém
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Huy động được nhiều ý kiến
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Nhược điểm
Có thể đi lạc đề, tản mạn
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động
Kĩ thuật bể cá
Khái niệm
Thường dùng để thảo luận nhóm, học sinh sẽ ngồi thành một nhóm và thảo luận với nhau. Số học sinh còn lại trong lớp ngồi xung quanh theo vòng bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.
Cách tiến hành
Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận cho một nhóm trung tâm
Nhóm này sẽ tiến hành thảo luận với nhau
Các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận
Ưu điểm
Phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của học sinh
Nâng cao khả năng phản biện, tranh luận của HS
Tự phát hiện vấn đề và tự tìm cách giải uqyeets
Phát triển tư duy người học
Nhược điểm
Cần có không gian tương đối rộng
Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận
Các thành viên trong nhóm ỷ lại
Kĩ thuật ổ bi
Khái niệm
Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách tiến hành
B1: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài
B2: HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm
HS hình thành được thói quen tương tác trong học tập
Khai thác được nhiều khía cạnh
Phát triển kĩ năng tư duy đặt câu hỏi, giao tiếp, phản biện
Nhược điểm
Gây lộn xộn
Khó kiểm soát từng cá nhân
Kĩ thuật tia chớp
Khái niệm
Kỹ thuật tia chớp sẽ huy động sự tham gia của mọi thành viên vào một câu hỏi nào đó nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học.
Cách tiến hành
Áp dụng tại bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị
Từng người một nói ra suy nghĩ của mình thật nhanh và ngắn gọn khoảng 1-2 câu về câu hỏi đã thoả thuận
Tiến hành thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến
Ưu điểm
Thu thập nhanh các ý tưởng
Cải thiên không khí học tập trong lớp
Rèn luyện khả năng phản xạ, tư duy nhanh gọn, nhạy bén
Nhược điểm
HS thụ động, phản xạ chậm gây ảnh hưởng đến tình trạng lớp học
Ý kiến lan man, xa chủ đề
Kĩ thuật khăn trải bàn
Khái niệm
Là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn
Cách tiến hành
GV chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 tờ giấy khổ lớn
Giáo viên đưa ra vấn đề cho các nhòm, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy
Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy
Ưu điểm
Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân
Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm
Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và nhóm
Nhược điểm
Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng dạy học
Cần thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Khái niệm
Là hình thức trình bày thông tin trực quan. Được xếp tgeo thứ tự ưu tiên và biển diễn bằng các từ khóa, hình ảnh
Cách tiến hành
Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan
Vẽ sơ đồ tư duy
Ưu điểm
Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu qua tư duy
Dể dàng bổ sung, phát triển
Tăng khả năng ghi nhớ
Nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt
Nhược điểm
Cần chuẩn bị phương tiện dạy học phù hợp
Kĩ thuật mảnh ghép
Khái niệm
Là sự tổ chức hoạt động học tập kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm
Cách tiến hành
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu
Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép
Ưu điểm
Cơ hội sử dụng kiến thức và kĩ năng đã được lĩnh hội và rèn luyên
Mở rộng suy nghĩ và thực hành
Nhược điểm
Đi chệch hướng thảo luận,HS bất đồng quan điểm
Khó bao quát hết cả lớp
Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi
Khái niệm
Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề
Cách tiến hành
Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để học sinh suy nghĩ
học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại
Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp
Ưu điểm
Có thời gian suy nghĩ
HS phát triển được câu trả lời tốt
Biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm
Nhược điểm
Dễ dàng trao đổi những nội dung không liên quan đến bài học
GV khó bao quát lớp
Kĩ thuật phòng tranh
Khái niệm
Là kĩ thuật GV tổ chức cho HS giải quyết câu hỏi hoặc vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm HS xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh thực sự
Cách tiến hành
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm
Mỗi thành viên hoặc các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học
HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
Tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu
Ưu điểm
Học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức
Năng động, sáng tạo, tránh giờ học nhàm chán
Tạo kĩ năng quan sát, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm
Nhược điểm
Không phải bài học nào cũng áp dụng được
Tốn thời gian
Lớp học dể lộn xộn, mất trật tự