Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN - Coggle Diagram
ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN
1. KHÁI NIỆM
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
VD: Dế Mèn phiêu lưu ký, Tấm Cám, ông lão đánh cá và con cá vàng, Thạch Sanh, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Tôi là Bê-tô..
-
-
-
2. CÁC YẾU TỐ
Nhân vật
Là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc,suy nghĩ,...được nhà văn khắc họa trong tác phẩm.
Thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật.
VD
Người:Aladin, Cám, Lý Thông, Nàng Bạch Tuyết...
Đồ vật: cây đèn thần, cây đũa thần...
Con vật: con cáo, con quạ, chú cá vàng...
Thần tiên: Ông Bụt, Bà chúa tuyết...
Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật( đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với người kể chuyện.
Người kể chuyện
-
Có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng "tôi"(ngôi thứ nhất), kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia.
Cũng có thể "giấu mình" (người kể ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng " biết hết" mọi chuyện.
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Cốt truyện
-
Gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Là chi tiét có khả năng phản ánh đời sống, chứa đựng ý nghĩa, làm nổi bật chủ đề, khắc họa tính cách nhân vật
Chi tiết
-
Nhằm bộc lộ tính cách, tâm tư truyện, đan dệt nên các tình huống truyện
Một chi tiết nổi bật có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái nhân sinh xã hội, suy rộng ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh.
Phương thức kể chuyện
- Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân)
- Miêu tả lại diễn biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn cứ vào các tình huống kể chuyện:
- Tình huống khách quan: Tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc lá cuối cùng (Ohenry)
- Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là nhân vật chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan hệ người – người, hoặc phân tích, bình luận chung.
Điểm nhìn
là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.
-
Có nhiều loại như: điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ…
Tình huống truyện:
Tình huống truyện là “cái tình thế của câu chuyện”, là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa khóa vận hành cốt truyện”.
Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
Tình huống là thời điểm, khoảnh khắc nhất định trong tác phẩm, ở đó tập trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của nhà văn.
Truyện có thể có một hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống.
Các kiểu tình huống truyện tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng, tình huống hành động
Kết cấu
Kết cấu truyện gồm kết cấu theo không gian, thời gian nhiều tầng bậc, nhiều tuyến, được tổ chức theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng
Một số kết cấu
-
Kết cấu theo trục thời gian: Truyện được kể theo thời gian, theo diễn biến của dòng sự kiện: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Kết cấu tâm lý: Truyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật (NV), làm sáng rõ nội tâm NV và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao)
Kết cấu đồng hiện: Nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm. Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở rộng dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): Người kể chuyện đứng ra ngoài, đóng vai trò là đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể, qua đó hoàn thiện chân dung NV: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu).
Kết cấu mở: Truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả năng liên tưởng rộng lớn: CHÍ PHÈO (Nam Cao) Vợ nhặt (Kim Lân).
-
Thông điệp
Là điều tác giả muốn gửi gắm thông qua qua sự việc, chi tiết, nhân vật
(Nói về điều gì? Thái độ gì? (Đồng tình/ Phản đối/ Lên án/ Tố cáo/Thương cảm/ Căm phẫn/Ngợi ca); Tư tưởng gì? Quan điểm gì về vấn đề gì? (căn cứ ND)
VD: Nếu cậu muốn có 1 người bạn: Thông qua việc kể lại cuộc gặp giữa HTB và Con cáo ở trái đất tác giả thể hiện thái độ: Ngợi ca tình bạn trong sáng, thắm thiết và đưa ra quan niệm về tình bạn/cách kết bạn đó là phải kiên nhẫn, cần dành thời gian cho nhau và có trách nhiệm với nhau.
-
-
4. YÊU CẦU ĐỌC HIỂU
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính. Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.
- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý ngĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác. Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện
- Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Xác định giá trị của truyện ở các phương diện
-
Mỗi cá nhân có cách cảm nhận, tưởng tượng, lí giải riêng đối với văn bản văn học phụ thuộc vào tâm hồn, kinh nghiệm sống và tri thứ của mỗi người
Phát hiện ra sự sáng tạo riêng của tác giả: Góc nhìn, cách phản ánh cuộc sống, con người của tác giả trong VB Văn học; cách truyền tải thông điệp (sáng tạo hình ảnh, chi tiế, cách kết thúc, kết cấu....) của tác giả có gì giống và khác các tác giả khác.