Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH TIỂU HỌC - Coggle Diagram
TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
NGỘ ĐỘC
Khái niệm
Hiện tượng cơ thể bị nhiễm các chất độc do thức ăn, hoá chất, khí độc hay thuốc sử dụng hàng ngày gây tác động xấu cho cơ thể.
Nguyên nhân
Thức ăn: ôi thiu hoặc chưa nấu kĩ, đồ hộp quá hạn sử dụng…
Thuốc: dùng thuốc quá liều hay nhầm thuốc…
Hoá chất: những axit mạnh, kiềm mạnh ( xà phòng, các chất tẩy rửa…)
Khí độc: khí ga, khói bếp than…
Biểu hiện
Gây rối loạn tiêu hóa như nôn, ỉa chảy, đau bụng,...
Rối loạn hô hấp như nhịp thở không đều, người tái đi.
Rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, hạ huyết áp,...
Tổn thương thần kinh: người vật vã, co giật, hôn mê.
Các biện pháp phòng bệnh
Dùng thuốc đúng chỉ định, uống thuốc ghi đúng nhãn.
Ăn thức ăn tươi được nấu chín, không ăn thức ăn ôi thiu hay đồ quá hạn.
Không để hóa chất trong tầm tay của trẻ.
CHẢY MÁU MŨI
Nguyên nhân
Do trẻ bị ngã, đập xuống đất hay bàn ghế…
Cách xử lí
Nếu ít thì dùng hai ngón tay ép chặt cánh mũi, cho trẻ ngửa đầu ra sau.
Nếu máu không ngừng chảy thì nhét bông sạch vào lỗ mũi. Nếu nguy kịch hơn thì nên đưa đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất.
ĐUỔI NƯỚC
Khái niệm
Hiện tượng cơ quan hô hấp bị ngập nước làm nạn nhân không thở được.
Nguyên nhân
Do trẻ hiếu động, nghịch nước bị ngã xuống nước.
Tập bơi hay đùa nghịch ở chỗ nước sâu, hồ, ao.
Cách xử lí
Tháo nước khỏi người nạn nhân
Thực hiện hô hấp nhân tạo với xoa bóp tim ngoài lồng ngực
GÃY XƯƠNG, TRẬT KHỚP
Dấu hiệu nhận biết
Đau trầm trọng ở vùng bị chấn thương.
Sưng và bầm tím, cử động khó khăn ở vùng chấn thương.
Vùng chấn thương méo mó, có thể bị cong kì lạ.
Cách xử lí
Nhìn biểu hiện (có choáng không, mệt, lờ đờ,...)
Nhẹ nhàng cởi giày, đồ vật có thể gây chèn ép
Cầm máu và băng vết thương hở
Cố định xương gãy bằng nẹp, lót vật mềm, dùng băng bó chặt