Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH -…
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc
1.1.1 Khái niệm về dân tộc
Theo nghĩa 1 dân tộc là: một bộ phận người dân của quốc gia dân tộc. Cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung.
Cộng động về ngôn ngữ
Cộng đồng về văn hoá
Ý thức tự giác tộc người
Theo nghĩa 2 dân tộc là: toàn bộ người dân của quốc gia
Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
Có lãnh thổ chung ổn định, không bị chia cắt
Có sự quản lý của một nhà nước
Có ngôn ngữ chung của quốc gia
Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hoá dân tộc
1.1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Xu hướng tách ra: khá phức tạp
Xu hướng liên hiệp lại: Đa dạng, phong phú
Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng độc lập dân tộc
Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau
1.1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc
Tất cả các dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế
Đây là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết định con đường phát triển, chế độ chính trị của dân tộc mình
Gồm: quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập, quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
Tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của GCCN và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
1.2 Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam
( Về dân số, địa bàn cư trú, trình độ phát triển, tinh thần đoàn kết, bản sắc văn hoá, đồng bào dân tộc thiểu số)
Về địa bàn cư trú (xen kẽ)
Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau và hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng
Sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố)
Về trình độ phát triển (chênh lệch)
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau
Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt
Về tinh thần đoàn kết gắn bó (truyền thống lâu đời)
Không cả già trẻ gái, trai, hay dân tộc nào miễn là người dân Việt Nam thì các anh em dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết keo sơn gắn bó một lòng một dạ
Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tộc ta.
Về bản sắc VH (thống nhất trong đa dạng)
Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng và văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng
Rất nhiều bản sắc văn hóa tạo thành nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc nước nhà
Về đồng bào dân tộc thiểu số
Tuy chiếm số ít nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế
Về dân số (chênh lệch)
Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc không đều nhau
Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước
Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử
1.2.2 Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Quan điểm: (Nghị quyết 24-NQ/TW BCHTW Đảng, khóa IX về công tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH)
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Chính sách
Lĩnh vực KT-CT:
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn chỉnh những chính sách đã có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới
Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Lĩnh vực VH-XH:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới
Xem việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Lĩnh vực AN-QP:
Tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sởđảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn, tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống
Định hướng giải pháp: thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Các cấp ủy đảng tổ chức quán triệt Nghị quyết này cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cần tổ chức quán triệt nghị quyết, xây dựng các chương trình hành động cụ thể; làm tốt công tác giáo dục, vận động quần chúng thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng
Trong quá trình triển khai nghị quyết, cần bám sát thực tế, kịp thời phát hiện, đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết
2.TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
2.1.1 Bản chất, Nguồn gốc và Tính chất của tôn giáo
Nguồn gốc
Nguồn gốc tự nhiên, kt-xh
Nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người mà khoa học chưa lý giải được
Trình độ dân trí còn hạn chế.
=>Một bộ phận quần chúng nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh của tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xh và chính bản thân mình là có giới hạn.
Điều mà khoa học chưa giải thích được đó là chỗ đứng của tôn giáo
Nguồn gốc tâm lý
Sự sợ hãi trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội, ốm đau, bệnh tật; những may, rủi bất ngờ xảy ra, tâm lý muốn được bình yên
=>Con người tìm đến với tôn giáo
Tính chất
Tính chính trị của TG
Chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa tôn giáo hoàn toàn tách rời với chính trị
Tính lịch sử của TG
Con người sáng tạo ra tôn giáo, tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định và nó chỉ là một phạm trù lịch sử
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội trong từng thời kỳ lịch sử
Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người
Tính quần chúng của TG
Thể hiện ở tín đồ các tôn giáo thuộc tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một mặt, cho đến nay sự phát triển của khoa học, sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc nảy sinh tôn giáo; mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng...
Bản chất
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
“…tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hang ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” (Tập 20, tr.437)
Là sản phẩm của con người, gắn với điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội-văn hoá do con người sáng tạo ra”
2.1.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề TG trong TKQĐ lên CNXH
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
2.2. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Đặc điểm
Tín đồ
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật
Hàng ngũ chức sắc
Đa dạng, đang xen, chung sống hòa bình
Có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân TG ở nước ngoài
Đa dạng tôn giáo: Các tôn giáo chính phổ biến ở Việt Nam gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, và Cao Đài. Ngoài ra, còn có một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian khác.
Bị các thế lực phản động lợi dụng
Sự phổ biến của Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và tư tưởng của người dân. Ngôi chùa và tu viện Phật giáo có mặt khắp nơi trong cả thành thị và nông thôn.
Sự tồn tại và ảnh hưởng của Công giáo: Công giáo cũng là một tôn giáo có số lượng tín đồ đáng kể ở Việt Nam. Giáo hội Công giáo Rôma có nhiều giáo xứ và nhà thờ trên khắp đất nước.
Sự phát triển của tôn giáo dân gian: Ngoài các tôn giáo lớn, Việt Nam còn có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Điển hình là đạo Mẫu và đạo Hòa Hảo, những tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian và có sự ảnh hưởng đáng kể đối với một số cộng đồng.
Chính sách của Đảng và Nhà nước
Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Vấn đề theo đạo và truyền đạo
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nh.dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong q.trình xây dung CNXH ở nước ta
Đảng, NN thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc
Công tác cốt lõi là vận động quần chúng
QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất
Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống
Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời song cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3.2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia-dân tộc thống nhất theo định hướng XHCN
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dung vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị