Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN, nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách lớn. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như vừa được xác lập và tồn tại chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục. Trong tiến trình lịch sử văn hoá bên cạnh xu hướng Hán hoá là xu hướng chống Hán hoá mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt, văn hoá Việt.
Thời kì này có sự phát triển của những trung tâm văn hoá sau: văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá Chăm pa, văn hoá Óc eo.
Văn hóa Óc Eo
Văn hoá Óc Eo là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn về mặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây là vùng có đặc điểm địa lý đa dạng: vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
Óc Eo là tên một di tích khảo cổ học ở cánh đồng Giống Cát – Giống Xoài tiếp giáp về phía Đông và Đông Nam núi Ba Thê, nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tình An Giang. Mùa xuân năm 1944 nhà khảo cố học Pháp L. Malleret đã tiến hành khai quật ở đây. Từ sau cuộc khai quật này bát đầu xuất hiện, khái niệm văn hóa Óc Eo.
Đặc điểm: cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với rất nhiều loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, họ cũng có nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm có những bước phát triển đột biến.
Nghề gia công kim loại màu, nhất là hợp kim thiếc cũng rất độc đáo. Dấu tích xưởng sản xuất thấy ở Óc Eo-Ba Thê, Đá Nổi, Cạnh Đến. Đồ thiếc phong phú đa dạng đến mức, có người coi văn hóa Óc Eo là văn hóa đổ thiếc.
Nghề chế tác đá bao gồm chế tác đố gia dụng và điêu khắc đá cũng rất phát triển. Đồ gia dụng có các loại hình cối, chày, bàn nghiền. Các bức tượng Phật, Thán tìm thấy hầu hết ờ các di tích.
-
Văn hóa Chămpa
Ra đời muộn hơn Âu Lạc khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỷ XV). Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
Đặc điểm
-
Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ, lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm của mình.
Chính trị
Có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan võ và ngoại quan.
-
Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi
Âm nhạc: nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù hợp với văn hoá cung đình và sinh hoạt tôn giáo. Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn Độ, người Chăm đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
Kiến trúc: Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng.