Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN (THỜI KÌ BẮC THUỘC) -…
VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN (THỜI KÌ BẮC THUỘC)
VĂN HOÁ CHÂU THỔ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị và chính sách văn hoá mà thế lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt
Văn hoá đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba đặc điểm lớn
Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán
Nhà Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:
Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các quận (đứng đầu là các thái thú), châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán
Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá
Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục…
Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến dạng. Nhiều yếu tố văn hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam.
Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Sự giao lưu văn hoá này mang tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức.Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà phát triển của văn hoá Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần, xã hội.
VĂN HÓA CHĂMPA
Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc Chămpa (trước đó gồm nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỷ XV). Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian
Đặc điểm
Người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng
lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán bằng đường biển;
Chịu ảnh hưởng sâu sắc
văn hoá và tôn giáo Ấn Độ
Người Chăm lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình.
Chính trị
nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ
Vua đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan võ và ngoại quan.
Các nghi lễ được quy định nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng và ngự trên mình voi, đi theo có lính và các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong cung vua nuôi nhiều vũ nữ.
Tôn giáo
Thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi
Người Chămpa cũng có tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
Chữ viết
Tiếp thu chữ viếtcổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng- chữ Chăm cổ(được ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này
không được sử dụng vào sáng tác văn chương (do không có nghề làm giấy).
Kiến trúc
Kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng
đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... và nổi tiếng nhất là khu thánh địa Mĩ Sơn- Quảng Nam
Khu thánh địa Mỹ Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã được UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới (ở Trà Kiệu có độ 10 công trình, ở Đồng Dương có khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX).
Điêu khắc
Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara
Tượng các vũ nữ rất phong phú, có pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng.
Nhưng pho nào cũng có điệu bộ, cử chỉ mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức
diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ là Vũ nữ thiên thần Ápsara
Ngoài các tượng vũ nữ còn có các hoa văn, các tượng thần khác tượng trưng cho sức mạnh quân sự (thần cầm kiếm, thần cầm mộc - có hình cong như mo cau, tầu lá dừa...).
Âm nhạc
Nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù
hợp với văn hoá cung đình và sinh hoạt tôn giáo
Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn Độ, người Chăm đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
VĂN HÓA ÓC EO
Nguồn gốc
Tên gọi Óc Eo là quy ước của các nhà nghiên cứu, do người Pháp đặt khi họ
phát hiện khu di tích khảo cổ lớn ở Tam Giang. Tên gọi này dùng chỉ vùng văn hoá
Nam Bộ, gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, có nhiều tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Văn hoá Óc Eo là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn vềmặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây là vùng có đặc điểm địa lý đa dạng: vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
Đặc điểm
cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kếthợp với rất nhiều loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi
Bên cạnh đó, họ cũng có nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm có những bước phát triển đột biến. Những năm gần đây, thành tựu của khảo cổ học, nhất là việc trục vớt được những con tàu chở nhiều chủng loại gốm quý ở biển Đông đã cho phép khẳng định: nghề gốm đã đạt đến trình độ phát triển cao, có thể so sánh với khu vực và sản phẩm của nó thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trong khu vực rộng lớn.
. Các nghề đúc đồng, nghề rènsắt, nghềlàm đồ trang sức cũng phát triển. Đồ trang sức tìm thấy rất phong phú: vòng nhẫn, hoa tai vàng, vòng mã não, hạt chuỗi đá...
Cư dân Óc Eo tiến tới một trình độ giao lưu, buôn bán không còn thuần tuý là những trao đổi hàng hoá giản đơn mà đã trao đổi thông qua vật trung gian- đó là đồng tiền.