Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
C2. Khái quát chung về bảo hiểm - Coggle Diagram
C2. Khái quát chung về bảo hiểm
Phân loại bảo hiểm
Căn cứ vào tính chất kinh doanh của bảo hiểm
Bảo hiểm thương mại: là loại hình hiểm tính chất kinh doanh hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Triển khai bởi tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Các tổ chức này sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng khoản phí bảo hiểm đổi lấy những cam kết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận của HD.
Bảo hiểm phi thương mại: là loại hình bảo hiểm không có mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, được thực hiện bởi Cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo chế độ phúc lợi XH và đảm bảo ổn định tình hình kinh tế chính trị. Gồm có: Bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tiền gửi.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản. Khi rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo đã thỏa thuận. Những loại hình HD bảo hiểm như: Bảo hiểm tài sản trên giá trị, bảo hiểm tài sản dưới giá trị và bảo hiểm trùng. Các loại hình có thể kể đến như: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm công trình, tiền gửi, vận tải,...
Bảo hiểm con người: là loại hình bảo hiểm mà tính mạng, thân thể, sức khỏe, tuổi thọ con người là đối tượng bảo hiểm. Bên mua giao kết hợp đồng, nộp phí mong muốn nếu rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm (bên mua bảo hiểm or người khác) thị những người này sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm chi trả. Hình thức bảo hiểm con người gồm các nhánh chính như: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cá nhân,...
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại hình bảo hiểm trách nhiệm do ràng buộc của pháp luật dân sự là đối tượng bảo hiểm. Người được bảo hiểm bồi thường tiền cho người thứ ba những thiệt hại do hành vi của mình or do sự vận hành, hoạt động của tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của chính mình theo quy định của pháp luật. Hình thức bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến như: Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,...
Căn cứ vào cách thức tiền bảo hiểm được chi trả
Chi trả theo nguyên tắc bồi thường: số tiền mà người bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm or người thụ hưởng. căn cứ vào mức độ tổn thất thực tế và không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà người đó phải gánh chịu. Gồm có: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung: Bảo hiểm thiệt hại)
Chi trả theo nguyên tắc khoán: Người được bảo hiểm or người thụ hưởng nhận được số tiền khoán đúng mức đã thỏa thuận trên hợp đồng với người bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, khả năng đóng phí theo quy định của pháp luật. Đây là bảo hiểm nhân thọ và một số của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật
Căn cứ vào phương thức quản lý của pháp luật
Bảo hiểm tự nguyện: loại bảo hiểm giao kết giữa các kết bên tham gia dựa sự cân nhắc và nhận thức người được bảo hiểm hay tự nguyện. Tính chất vốn có của các loại hình bảo hiểm thương mại khi việc tham gia chủ động đáp ứng nhu cầu của con người
Bảo hiểm bắt buộc: hình thành trên cơ sở quy định pháp luật của các nạn nhân trong tổn thất và bảo vệ lợi ích toàn bộ nền kinh tế - XH. Hoạt động dẫn đến tổn tất con người và tài chính trầm trọng gắn với trách nhiệm dân sự (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm sản phẩm,...) thường là đối tượng của đối tượng loại hình bảo hiểm này.
Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ: đảm bảo rủi ro liên quan tuổi thọ và tính mạng con người. Có thời gian trung và dài hạn
Bảo hiểm phi nhân thọ: đảm bảo rủi ro độc lập với tuổi thọ của con người. Thường có thời hạn ngắn: dưới 1 năm
Vai trò của bảo hiểm
Cung cấp sự đền bù/bồi thường cho những tổn thất tài chính
Phòng ngừa tổn thất
Cung cấp vốn cho nền kinh tế
Cải thiện năng lực và hiệu quả làm việc
Tăng cường tín dụng (Enhancement of Credit)
Góp phần phát triển nền kinh tế.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm
1 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm phi nhân thọ
Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc miễn thường
Mức miễn thường có khấu trừ
Mức miễn thường không có khấu trừ
2 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ
Nguyên tắc khoán
Nguyên tắc dồn tích phí
Khái niệm bảo hiểm
Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít
Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Định nghĩa 3: bảo hiểm là sự dự trữ từ số đông người nhằm bù đắp - khắc phục rủi ro - tổn thất bất ngờ gây ra cho số ít người nằm trong đám đông đó, đảm bảo cho quá trình sinh hoạt, sản xuất của cả cộng đồng được thường xuyên và liên tục.
Lịch sử hình thành và phát triển
Trên thế giới
Trước công nguyên, tại Ai cập lập ra "Quỹ tương trợ"
Thế kỷ 5 trước công nguyên, người ta giảm nhẹ tổn thất bằng cách san nhỏ lô hàng ra làm nhiều chuyến giao hàng và đây được coi là nền tảng cho Bảo hiểm hàng hải. Và đối phó tổn thất nặng nề thì hình thức "Cho vay mạo hiểm" ra đời
Thế kỷ 14, ở Ý xuất hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất được ghi nhận là 22/04/1329 vẫn giữ tại Florence
Thế kỷ 17 tại London, Anh ngày 2/9/1666 xảy ra vụ cháy thảm khốc và từ đây loại hình bảo hiểm hỏa hoạn ra đời. Nhiều công ty bảo hiểm hỏa hoạn của Anh và Pháp từ sự kiện đó mà được thành lập.
Bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm chỉ sau bảo hiểm hàng hải. Đến thế kỷ 17, nhờ Ferma, Pascal, Bernouli cùng với nguyên lý thống kê càng làm vững chắc nguyên lý hoạt động của Bảo hiểm và công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời tại Anh năm 1762
Tại Việt Nam
Trước 1975 tại miền Nam VN, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước thực hiện loại hình BH: Bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động,...
15/1/1965, Bảo Việt - Công ty bảo hiểm đại diện cho ngành bảo hiểm VN được nhà nước thành lập
1976, BAVINA chuyển chi nhành ra TP.HCM và đổi tên thành BAOVIET/HCM
1993, nghị định 100/CP mở đường cho sự phát triển mới của ngành bảo hiểm VN
1995, một loạt công ty kinh doanh BH ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI,... và công ty liên doanh bảo hiểm ra đời: UIC, VIA,...
2000, Quốc hội X ban hành Luật Kinh doanh BH số 24/2000/QH10 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Nguyên tắc của bảo hiểm
Cộng đồng hóa rủi ro: Sự đóng góp của số đông chia sẻ những thiệt hại, bất hạnh của số ít
Vận dụng lý thuyết xác suất thống kê
Luật số lớn: nghiên cứu trên một nhóm đủ lớn sẽ có xác suất xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác và chúng ta có thể làm chủ biến cố ngẫu nhiên đó.
Thống kê: cung cấp nhà bảo hiểm con số về lần rủi ro xảy ra trong quá khứ và trị giá của tổn thất. Dự báo mức độ nhà bảo hiểm chi trả cho các rủi ro trong tương lai.
Rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro thuần túy: rủi ro chỉ dẫn đến tổn thất or không tổn thất chứ không có khả năng kiếm lời
Rủi ro xảy ra ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm khi nó ngoài tầm kiểm soát của người được bảo hiểm và người có liên quan. Hạn chế rủi ro đạo đức và đảm bảo luật số lớn hiệu quả.
Rủi ro có tính cá biệt: những rủi ro chỉ ảnh hưởng đến cá nhân or chủ thể riêng lẻ chứ không lan rộng cho toàn thể cộng đồng (rủi ro cơ bản). Xuất phát từ việc bảo hiểm là số đông bù đắp cho số ít
Rủi ro mang tính đồng loại: rủi ro liên quan đến số lượng đủ lớn những người trong một cộng đồng. Tạo cơ sở trong việc sử dụng quy luật số lớn để dự đoán khả năng tổn thất xảy ra.
Khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm
1 Các nguyên tắc chung
Trung thực tuyệt đối
Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Đối với tài sản
Đối với trách nhiệm
Đối với con người
Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên
Khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ban hành 8 chính sách
Hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
Tài chính, hạch toán và báo cáo tài chính
Hội nhập quốc tế
DN bảo hiểm và DN môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
Quản lý NN về kinh doanh bảo hiểm
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13
Luật Bảo hiểm y tế 2008 số 25/2008/QH12
...
Doanh nghiệp bảo hiểm
Khái niệm DN bảo hiểm
Theo khoản 17, điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 08/2022/QH15 năm 2022: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm gồm DN bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
Các yêu cầu và hình thức của DN bảo hiểm
Các yêu cầu của DNBH
Về mặt kỹ thuật: DNBH tổ chức tốt việc thống kê, lựa chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu nại khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Về mặt kinh doanh: DNBH phải tổ chức thành 1 bộ máy hoàn chỉnh để vận hành
Về mặt pháp lý: DNBH được thành lập và hoạt động theo đúng quy định PL
Về mặt tài chính: DNBH phải có đảm bảo tài chính như: Ký quỹ, quỹ dự phòng, vốn điều lệ,...
Các hình thức của DNBH ở VN
Theo điều 62 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, các hình thức tổ chức hoạt động bảo hiểm bao gồm
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
Lựa chọn bất lợi và nguy cơ đạo đức
Rủi ro thanh khoản
Tổn thất trong đâu tư
Biện pháp hạn chế rủi ro ở các DNBH
Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đồng bảo hiểm
Tái bảo hiểm