Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển…
Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam
Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
Hội nhập kinh tế là 1 thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại
Nhận thức được cả mặt tiêu cực, tích cực
Chủ thể tham gia hội nhập: nhà nước đóng vai trò quan trọng, toàn xã hội trong đó doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giói, tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với phát triển của các nước và cụ thể hóa với nước ta
Đanh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế ở nước ta
Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế
Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế phải đề cao tính hiệu quả phù hợp thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm lực khoa học
Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn diện, đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi và tác động tiêu cực
Chiến lược hội nhập kinh tế cần xác định rõ lộ trình hội nhập 1 cách hợp lý
Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ cam kết của VN trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu
Về hợp tác song phương, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN,... VN đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia hoạt động khuôn khổ các tổ chức này
Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
Hoàn thiện cơ chế trị trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ, coi trọng khu vực,...
Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng chức năng của nhà nước, tạo môi trường giám sát chủ thể kinh tế,...
Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế như đất đai, đầu tư,...; hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; xử lý hiệu quả các tranh chấp, vướng mắc kinh tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
Phải chú ý đến đầu tư, cải tiến công nghệ
Nhà nước tăng cường, hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ động tích cực đầu tư và triển khai dự án,...
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ở Việt Nam
Hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đẩy mạnh đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc đổi mới, hoàn thiện thể chế, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế