Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đồng chí : download (10) - Coggle Diagram
Đồng chí :
Tác giả
Tên khai sinh: Trần Đình Đắc (1926 - 2007), quê Can Lộc, Hà Tĩnh
-
Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa bình dị vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú, cảm xúc dồn nén, khi thiết tha, trầm hùng khi lại sâu lắng, hàm súc
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1948 khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông (1947)
-
Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc bài thơ đi từ những sự tương đồng về chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung lí tưởng, chung mục tiêu. Từ đó là cơ sở hình thành nên tình đồng chí
Ý nghĩa nhan đề: Đồng chí là chung chí hướng, chung lí tưởng. Đây là cách gọi quen thuộc của những người nông dân khoác áo lính. Từ sau CM tháng 8 năm 1945 từ "đồng chí" được sử dụng rộng rãi trong cách mạng. Từ đó tình đồng chí là cơ sở hình thành nên tình đồng đội
Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, cô đọng và giàu sức biểu cảm
-
-
- Cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội (7 câu đầu)
:check: Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
- Thủ pháp đối được sử dụng trong 2 câu thơ đầu gợi lên sự tương đồng trong cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân của người lính
- Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành đã cho thấy những người lính, họ đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó. Chính vì thế mà mối quan tâm hàng đầu của họ là về đất đai khi họ giới thiệu về mình
- Thành ngữ "nước mặn đồng chua" gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong làn nước
- Cụm từ "đất cày lên sỏi đá" lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất
==> Những người lính đến từ những vùng quê nghèo đói khác nhau. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn
:check: Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp
- Từ "đôi người" chỉ 2 người chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ "xa lạ" làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn
- "Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" nhưng cùng một nhịp đập trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc
- Hình ảnh thơ có sự sóng đôi gợi lên tình gắn bó keo sơn của người lính cách mạng
- "Súng bên súng" là cách nói giàu hình tượng để diễn tả tinh thần kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, nhiệm vụ
- "Đầu sát bên đầu" kaf cách nói hoán dụ tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc
:check: Cùng nhau trải qua những khó khăn, thiếu thốn
- "Đêm rét chung chăn" là một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó, sẻ chia, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi những lúc thiếu thốn về vật chất
==> Tất cả những hành động và tình cảm chân thành ấy đã làm nên những người bạn "tri kỉ" tri âm mà cao hơn là tình đồng chí, đồng đội bền chặt, thiêng liêng
- Từ "chung" mang nhiều hàm ý về: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng,...
- Tác giả khéo léo khi sử dụng từ "đôi" bởi từ "đôi người xa lạ" họ đã trở thành "đôi tri kỉ" gắn kết không rời
- Những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí (10 câu tiếp)
a, Trước hết là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Hình ảnh "gian nhà không" đã diễn tả cái nghèo về vật chất và thiếu thốn người trụ cột trong gia đình của người dân
Không những thế, họ còn thấu hiểu lí tưởng, ý chí lên đường giải phóng quê hương:
- Từ "mặc kệ" cho thấy sự quyết tâm ra đi của những người lính khi gửi lại quê hương, ruộng nương và cả những người thân yêu để lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước
Những người lính còn thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực trong tâm hồn nhau:
- Hình ảnh "giếng nước gốc đa" là một hình ảnh giàu sức gợi, đây vừa là nhân hóa, vừa là hoán dụ biểu trưng cho nơi hậu phương luôn dõi theo vào nhớ nhung người lính
- Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội (3 câu cuối)
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Từ chỉ thời gian "đêm nay" đi cùng khung cảnh "rừng hoang sương muối" gợi lên một khoảng thời gian hiu quạnh, lạnh lẽo và khắc nghiệt
- Hình ảnh "đứng cạnh bên nhau" cho tháy tinh thần đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh
- Động từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, hiên ngang và sẵn sàng chiến đấu của người lính
- Nghệ thuật tương phản đối lập được tạo ra cân đối giữa một bên là không gian rừng núi lạnh lẽo với một bên là tư thế chủ động mạnh mẽ như lấn át cả không gian hiu quạnh nơi núi rừng của người lính
- Kết thúc bài thơ là một hình ảnh độc đáo, là điểm sáng cửa bức tranh về tình đồng chí, rất thực nhưng cũng rất lãng mạn
- Hình ảnh "súng - trăng" đứng cạnh nhau khiến người đọc liên tưởng đến: hiện thực - ảo mộng; khắc nghiệt - lãng mạn; chiến tranh - hòa bình... Sự đan cài ấy làm hiện lên hiện thực về chiến tranh đầy khó khăn và gian khổ nhưng lại toát lên vẻ đẹp về tâm hồn người lính
b, Đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời quân ngũ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
- Hình ảnh "ớn lạnh", "sốt run người", "ướt mồ hôi" là những biểu hiện cụ thể nói về căn bệnh sót rét rừng rất nguy hiểm của người lính trong chiến tranh
- Từ "với" trong cụm từ "anh với tôi" đã diễn tả sự sẻ chia của người lính đối với người bạn của mình khi bị ốm sốt rét
- Hình ảnh "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh liệt kê miêu tả chính xác, cụ thể những khó khăn, thiếu thốn của người lính
- Câu "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là hành động chứa chan tình yêu thương chân thành của những người lính đối với nhau khi luôn coi nhau là điểm tựa vứng chắc để cùng vượt qua chiến tranh