Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên - Coggle Diagram
Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên
Văn hóa châu thổ đồng bằng Bắc bộ !
Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá
Giao lưu văn hóa tự nhiên, tự nguyện với văn hóa Ân Độ, kết quả của giao lưu văn hóa Việt- Ân để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhập và phát triển của văn hóa Phật giáo
Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục…
Áp đặt thể chế chính trị Trung hoa : Xóa tên nước, biến nước ta thành các quận ( đứng đầu là thái thú ) , châu, phủ,.. người Việt mất quyền hành, đứng đầu các cơ quan là chốt người hán
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Văn hóa Óc Eo
Vùng văn hóa Nam Bộ gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó có nhiều tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Cư dân Óc Eo tiến tới một trình độ giao lưu, buôn bán không còn thuần túy là những trao đổi hàng hóa đơn giản mà trao đổi thông quá vật trung gian- đó là đồng tiền
Cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với rất nhiều loại cây trồng. Bên cạnh đó, họ cũng có nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm có những phát triển đột biến.
Các nghề đúc đồng, nghề rèn sắt, nghề làm đồ trang sức cũng phát triển
Văn hóa Chămpa
Nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo.
Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi. Họ thờ thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
Người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán bằng đường biển. Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ
Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng- chữ Chăm cổ.
Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định...
Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara. Tượng các vũ nữ rất phong phú, có pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng.
Nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù hợp với văn hoá cung đình và sinh hoạt tôn giáo.
Kết luận
Văn hóa Việt Nam thời kì này phải được hiểu là tổng hòa diễn trình của cả 3 nền văn hóa ấy. Mỗi nền văn hóa đều in dấu ấn đậm sau của sự giao lưu văn hóa, quá trình phát triển văn hóa dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống , bản sắc của mình. Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hóa, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn hóa đều có những nét chung của cơ tầng văn hóa Việt Nam và nó phát triển tiếp nối, liền mạch, không đứt đoạn với giai đoạn sau.