Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 18: Khái niệm cơ bản của nền kinh tế mở - ngoại thương - Coggle…
Chương 18: Khái niệm cơ bản của nền kinh tế mở - ngoại thương
Một nền kinh té mở tương tác với nền kinh tế mở khác trên 2 thị trường
Thị trường tài chính: phân phối tiết kiệm và đầu tư giữa các nước
Dòng vốn ra ròng, hay đầu tư nước ngoài ròng
NCO = Vốn ra - Vốn vào
NCO > 0: Vốn ra, tiết kiệm trong nước phân phối cho nhu cầu đầu tư của nước ngoài
Quốc gia sử dụng một phần tiết kiệm (có được nhờ xuất nhiều hơn nhập) để đầu tư cho nước ngoài
NCO < 0: Vốn vào, tiết kiệm nước ngoài phân phối cho nhu cầu đầu tư trong nước
Quốc gia thâm hụt tiết kiệm (do nhập nhiều hơn xuất) nên cần đầu tư từ nước ngoài
Nhân tố ảnh hưởng:
Lãi suất thực trong nước và ở nước ngoài
Lãi suất thực trong nước > nước ngoài --> động cơ dòng vốn vào nhiều hơn ra --> NCO < 0 và ngược lại
Rủi ro khi nắm giữ tài sản của nước ngoài
Chính sách của chính phủ
Dòng vốn di chuyển theo 2 hình thức:
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (VD: người nước ngoài bỏ tiền xây nhà máy, cửa hàng cho nước mình)
Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (VD: người nước ngoài mua cổ phiếu nước mình)
Đối với nền kinh tế mở, sự phân diễn ra theo phương trình: S = I + NCO = I + NX
Ý nghĩa: trong nền kinh tế mở, tiết kiệm quốc gia có 2 cách sử dụng:
Phân phối vào đầu tư trong nước
Phân phối vào đầu tư cho nước ngoài
Thị trường hàng hóa: mua bán HHDV giữa các nước
Xuất khẩu ròng
NX = Xuất - Nhập
NX = NCO
Lý do: tiền đến từ việc xuất khẩu rồi cũng sẽ đi phân phối cho đầu tư nước ngoài/nhập hàng nước ngoài --> Phương trình luôn cân bằng
NX > 0: thặng dư thương mại hay xuất nhiều --> vốn ra nhiều
NX < 0: thâm hụt thương mại hay nhập nhiều --> vốn vào nhiều để bù vào thâm hụt
NX > 0: Nước bán ròng --> Có thặng dư thương mai
NX < 0: Nước mua ròng --> Có thâm hụt thương mai
Xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại
Thâm hụt thương mại không phải là vấn đề mà chỉ là triệu chứng của một vấn đề
Nếu biết tận dùng nguồn vốn vào, nước đó có thể vực dậy và trả nợ từ việc nhận tiết kiệm từ ngoài
NX = 0: thương mai cân bằng
Nhân tố ảnh hưởng:
Sở thích người tiêu dùng
Giá hàng hóa của 2 nước
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Thu nhập người tiêu dùng 2 nước
Chi phí vận chuyển
Chính sách chính phủ
Thị trường này ngày càng mở rộng giữa các nước nhờ:
Cải thiện trong giao thông vận tải
Tiến bộ của thông tin viễn thông
Tiến bộ trong công nghệ sản xuất HHDV
Chính sách thương mại: xóa bỏ rào cản,...
Tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái thực: tỉ lệ trao đổi HHDV (đơn vị HHDV nước ngoài/đơn vị HHDV trong nước)
Tỷ giá hối đoái thực luôn bằng 1, không chịu ảnh hưởng của mức giá, và với lý thuyết này, giá trị của 1 đơn vị HHDV 2 nước tạo ra là như nhau nên trao đổi bằng nhau
1 = e*P/P'
e = P'/P
Tuy nhiên, thực tế tỷ giá thực đôi lúc không bằng 1 (tức lý thuyết ngang bằng sức mua có sai) vì:
Một số HHDV ngoại thương không dễ dàng
Thị hiếu người tiêu dùng làm cho họ phân biệt HHDV 2 nước (không coi chúng là như nhau)
Công thức: e*P/P'
Trong đó:
e: tỷ giá hối đoái danh nghĩa
P: mức giá trong nước
P': mức giá nước ngoài
Tỷ giá thực phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa và giá HHDV của 2 nước
Tỷ giá hối đoái thực giảm --> HHDV trong nước rẻ hơn nước ngoài --> Xuất nhiều hơn nhập
Tỷ giá hối đoái thực tăng --> HHDV nước ngoài rẻ hơn trong nước --> Nhập nhiều hơn xuất
Tỉ giá hối đoái danh nghĩa: tỉ lệ trao đổi tiền (đơn vị tiền nước ngoài/đơn vị tiền trong nước)
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa bị ảnh hưởng bởi mức giá/giá trị đồng tiền 2 nước chứ không bị ảnh hưởng bởi giá trị của HHDV 2 nước tạo ra --> Nó thổi phồng tỷ giá hối đoái thực
Lạm phát làm giảm tỷ hối đoái danh nghĩa chứ không giảm tỷ giá hối đoái thực --> Nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn thì đồng lên tiền lên giá so với nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn --> Tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào lạm phát cao hay thấp hơn
Tỉ giá danh nghĩa tăng --> Đồng tiền trong nước lên giá (mạnh lên), đồng tiền nước ngoài mất giá (yếu đi)
Chỉ số tỷ giá hối đoán: trung bình các tỷ giá hối đoái giữa các nước với nước mình
Tỉ giá danh nghĩa giảm --> Đồng tiền trong nước mất giá (yếu đi), đồng tiền nước ngoài lên giá (mạnh lên)
Dựa theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đơn vị tiền của bất kì loại tiền tệ nào cũng mua được một lượng HHDV ngang nhau ở mọi quốc gia
Nguyên nhân: kinh doanh chênh lệch giá: mua hàng ở nước bán giá thấp và bán hàng ở nước bán giá cao --> dưới tác động của bàn tay vô hình, giá ở 2 nước tự điều chỉnh nơi tăng nơi giảm đến lúc bằng nhau