Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 3: Đo lường chi phí sinh hoạt - Coggle Diagram
Chương 3: Đo lường chi phí sinh hoạt
I. Chỉ số giá tiêu dùng
1. Khái niệm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình.
Là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình điển hình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
Là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ảnh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân (người tiêu dùng điển hình).
2. Cách tính chỉ số giá tiêu dùng
Bước 1
: Xác định rõ hàng hóa
Trong giỏ hàng hóa cố định cần xác định hàng hóa nào là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng.
Hàng hóa nào quan trọng hơn người sẽ có trọng số lớn hơn.
Bước 2:
Xác định giá cả:
Xác định giá cả của từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại từng thời điểm
Bước 4:
Chọn năm cơ sở để tính toán chỉ số CPI
Chọn năm cơ sở (năm gốc) làm thước đo so sánh
Bước 5:
Tính toán tỷ lệ lạm phát theo CPI
Bước 3:
Tính toán chi phí giỏ hàng hóa:
Sử dụng số liệu về giá cả để tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau
Chỉ thay đổi giá cả và giữ nguyên giỏ hàng để thấy được tác động của sự thay đổi giá cả.
3. Ý nghĩa của GPI
Những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.
Sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát
Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân
II. Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát
1. Chỉ số điều chỉnh GDP
Chỉ số điều chỉnh GDP (Chỉ số giảm phát): đo lường mức giá hiện hành so với mức giá ở năm gốc.
Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator hoặc Id) được tính như sau:
2. Các vấn đề phát sinh trong việc đo lường chi phí sinh hoạt
Chỉ số giá tiêu dùng không phải là thước đo hoàn hảo vì có 3 hạn chế sau:
a, Tác động thay thế
Giá cả thay đổi qua các năm không cùng một tỷ lệ. Có mặt hàng giá tăng nhiều và cũng có mặt hàng giá tăng ít thậm chí giảm.
Người tiêu dùng có xu hướng thay thế bằng những hàng hóa rẻ hơn một cách tương đối.
Nếu chỉ số giá tiêu dùng được tính toán dựa trên giả định giỏ hàng hóa cố định, bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng thì nó sẽ làm gia tăng chi phí sinh hoạt qua các năm.
b, Giới thiệu hàng hóa mới
Khi một hàng hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và điều đó có thể làm giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như trước
c. Thay đổi chất lượng hàng hóa không được đo lường
Trong thực tế chất lượng của các hàng hóa và dịch vụ có thể thay đổi chứ không giữ nguyên do đó giá trị của một đồng tiền có thể tăng lên hoặc giảm xuống. CPI không phản ảnh được chất lượng của hàng hóa.
3. Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng CPI
Thứ nhất:
Chỉ số giảm phát GDP:
phản ánh giá cả của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
Chỉ số CPI:
phản ánh giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng mua (trong nước và ngoài nước).
Thứ hai:
Chỉ số giảm phát GDP:
So sánh giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hiện hành với giá hàng hóa và dịch vụ tương tự ở năm cơ sở với số lượng ở năm hiện hành.
Chỉ số CPI:
So sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ năm hiện hành với giá của giỏ hàng hóa đó ở năm cơ sở với số lượng cố định.
Thứ ba:
Chỉ số giảm phát GDP:
không bao gồm biển động giá của nhóm hàng nhập khẩu (đánh giá thấp sự biến động về giá)
Chỉ số CPI:
bao gồm biến động giá của nhóm hàng nhập khẩu thuộc rổ hàng thiết yếu được chọn (đánh giá cao sự biến động về giá)
4. Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát
a, Chuyển đổi số tiền từ những thời điểm khác nhau
b, Chỉ số hóa
Khi một số tiền được điều chỉnh theo luật pháp hay theo hợp đồng trước những thay đổi trong mức giá, thì số tiền đó đã được chỉ số hóa theo lạm phát.
Chỉ số hóa cũng được xem là đặc điểm của nhiều luật.
c, Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất là giá của một khoản vay. Nó biểu thị lượng tiền mà người vay trả cho khoản vay và lượng tiền mà người cho vay nhận được từ khoản tiết kiệm của người đi vay.
Lãi suất danh nghĩa:
Là lãi suất chưa loại trừ lạm phát. Nó chính là lãi suất mà ngân hàng trả.
Lãi suất thực:
Là lãi suất danh nghĩa đã loại trừ lạm phát.
Lãi suất thực =
(Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát)
: