Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ TIÊU HÓA - Coggle Diagram
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ TIÊU HÓA
Hoạt động cơ học
Là sự co giãn của các cơ trơn ở thành ống tiêu hóa giúp nghiền nát , nhào trộn và di chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa
Thức ăn từ miệng sẽ được đưa xuống thực quản dưới dạng các viên thức ăn vào đến dạ dày gọi là vị trấp
Vị trấp xuống đến ruột non hình thành nhũ trấp, sau khi rời khỏi ruột non, nhũ trấp xuống ruột già và hình thành phân
Cơ chế điện học của tế bào cơ trơn tiêu hóa
Giữa các tế bào cơ trơn kế nhau có các liên kết hở gọi là connexin giúp các tế bào trao đổi nhanh thông tin với nhau
Sóng chậm là sóng điện thế màng tế bào cơ trơn lúc nghỉ, không chịu ảnh hưởng từ các tác nhân kích thích bên ngoài
Bình thường dao động trong khoảng từ -50 đến -60mV
Các sóng chậm không trực tiếp gây co cơ trơn trong những phần ống tiêu hóa, nhưng nó điều khiển thời điểm điện thế động có thể xuất hiện
Sóng nhọn là sóng điện thế hoạt động của màng tế bào cơ trơn khi tế bào bị kích thích bởi các tác nhân: Sức căng cơ học của thành ống tiêu hóa; acetylcholin; thần kinh phó giao cảm; một số hormon tiêu hóa
Các hình thức co cơ của ống tiêu hóa
Co liên tục, cử động đẩy: co liên tục do lớp cơ dọc và cơ vòng tạo ra, thường kéo dài trong nhiều phút, giúp điều hòa sự di chuyển của thức ăn dọc theo ống tiêu hóa với vận tộc thích hợp cho sự tiêu hóa
Nhu động xuất hiện tại bất cứ nơi nào khi ống tiêu hóa bị kích thích bởi sự căng thành, sự đụng chạm, hệ phó giao cảm và cảm xúc mạnh
Phản nhu động ruột: đẩy ngược lại sóng nhu động, tác dụng nhào trộn và làm tăng thời gian cho quá trình tiêu hóa và hấp thu ruột
Co ngắt quãng hay phân đoạn do lớp cơ vòng tạo ra theo kiểu luân phiên ở các vị trí khác nhau, giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa
Hoạt động bài tiết
Là sự tiết dịch từ ống tiêu hóa và tuyến phụ thuộc vào trong lòng ống tiêu hóa vừa để cung cấp dịch cho sự tiêu hóa vừa để bảo vệ thành ống và bôi trơn thức ăn
Nguồn gốc bài tiết: các tế bào biểu mô niêm mạc ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa: gồm các tuyến dưới niêm mạc của ống tiêu hóa và các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa là tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết và hệ thống gan mật
Thành phần dịch bài tiết: thành phần dịch bài tiết rất khác nhau tùy theo đoạn ống tiêu hóa: nước, ion, các men tiêu hóa, chất nhầy
Hoạt động hóa học
Là sự phân giải thức ăn của dịch tiêu hóa thành các chất đơn giản về cấu trúc hóa học để có hấp thu được
Điều kiện để hoạt động hóa học diễn ra là phải có sự kết hợp của hoạt động cơ học và hoạt động bài tiết
Cơ chế hóa học: phản ứng căn bản của sự tiêu hóa thức ăn là phản ứng thủy phân
Hoạt động hấp thu
Là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa, nước và chất điện giải qua các tế bào biểu mô vào máu theo nhu cầu cơ thể để tạo năng, tạo hình và thực hiện các chức năng khác
Màng hấp thu: là lớp niêm mạc với các tế bào biểu mô của ống tiêu hóa mà chủ yếu là ở ruột
Niêm mạc ruột tạo thành nhiều nếp gấp làm tăng diện tích hấp thu 3 lần
Trên mỗi nếp gấp lại có nhiều nhung mao làm diện tích hấp thu tăng thêm 10 lần nữa
Trên mỗi nhung mao có thêm nhiều vi nhung mao tạo thành bờ bàn chải tăng thêm 20 lần
Cơ chế hấp thu có 2 cơ chế hấp thu là vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động