Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG KINH TẾ QUỐC GIA - Coggle Diagram
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG KINH TẾ QUỐC GIA
I. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế
-Để đánh giá nền kinh tế hoạt động có tốt hay không người ta nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế đó kiếm được
Một người có nhu nhập cao--->dễ dàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu xa xỉ--->mức sống cao
Tổng thể nền kinh tế--->Tổng thu nhập của tất cả mọi người cao/ thấp--->Nền kinh tế hoạt động tốt xấu
Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu. Vì mỗi giao dịch đều có một người mua và một người bán
Tổng chi tiêu của hộ gia đình: Tiêu dùng (C) và đầu tư (I)
Tổng thu nhập của hộ gia đình: Tiền lương, tiền cho thuê, khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận
II. Đo lường tổng sản phẩm quốc nội
2. Đo lường Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP)
GDP Là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP được sử dụng để đo lường tổng thu nhập và tổng chi tiêu của một nền kinh tế
Cái gì được tính vào GDP?
GDP bao gồm tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường.
Cái gì không được tính vào GDP?
GDP không bao gồm hầu hết các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại nhà và không được đem ra thịt rường. Nó không bao gồm các sản phẩm được sản xuất và bán trái phép, chẳng hạn như ma túy
Tổng cầu trong nền kinh tế
Nền KT giản đơn: AD = C +I
Trong đó
G: Chi tiêu của chính phủ
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư của tư nhân
NX: Xuất khẩu ròng
M: Xuất khẩu
X: Nhậpkhẩu
Nền KT giản đóng: AD = C + I+ G
Nền KT mở: AD=C+I +G+NX (X-M)
1.Khái niệm
GDP: Là giá thị trường trong một khoảng thời gian nhất định ởng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một quốc gia
III. Các thành phần của GDP
GDP được ký hiệu là Y( theo cách tính tổng chi tiêu)
Nền KT giản đơn: Y= C+ I
Nền KT giản đóng: Y=C+ I+ G
Nền KT mở:Y=C+I+G+NX(X-M)
1. Hàm tiêu dùng (C)
Khái niệm
Tiêu dùng là chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà ở mới.
Đặc điểm
Phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
Công thức: C=C0 + Cm. Yd
C0: Mức tiêu dùng tự định.
Cm(MPC): Xu hướng tiêu dùng cận biên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng
Thu nhập từ tiền lương, tiền nợ công.
Tài sản đang có, lãi suất ngân hàng
Các yếu tố của cải hay tài sản thuộc về
tập quán sinh hoạt, thói quen
2. Hàm đầu tư(I)
Khái niệm: Đầu tư là việc mua những hàng hoá mà sẽ sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hàng hoá và dịch vụ.
Đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm thu hút được lợi ích trong tương lai chứ không phải tại thời điểm hiện tại. Là khoản chi cho máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho và nhà ở mới...
Công thức : I= f(X) hay I= I0 +Im.Y
I0: Đầu tư tự định hay đầu tư dự kiến.
Im(MPI) : khuynh hướng đầu tư biên. Độ nhảy cảm của đầu tư với lãi suất. Khi có sự thay đổi của lãi suất, sẽ có sự di chuyển dọc theo đường đầu tư.
Khi có sự thay đổi khác ngoài yếu tố lãi suất, sẽ có sự di chuyển ( trái/ phải) đường đầu tư.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư
Lãi suất
Tổng sản lượng quốc gia (Y)
Thuế suất(T)
Kỳ vọng của nhà đầu tư
3. Chi tiêu( mua sắm) hàng hoá và dịch vụ của chính phủ(G)
Khái niệm: Chi tiêu của chính phủ đề cập đến khoản chi tiêu của khu vực công dành cho việc mua hàng hoá và cung cấp các dịch vụ như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và quốc phòng
Chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính quyền địa phương và trung ương. Không bao gồm chi chuyển nhượng vì chúng không đổi lại bằng một hàng hoá hay dịch vụ nào
4. Xuất khẩu ròng(NX)
Khái niệm: Bằng chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hoá sản xuất trong nước ( xuất khẩu) trừ đi chi tiêu của dân cư trong nước cho hàng hoá nước ngoài( nhập khẩu).
Công thức: NX=X-M
M: Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu
N: Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu
IV. GDP thực tế và danh nghĩa
GDP thực tế
(real GDP - GDPr): là GDP tính theo giá cả cố định ở một thời kỳ/năm được lấy làm gốc (hay thời kỳ/năm cơ sở).
GDP danh nghĩa
(nominal GDP –GDPr): là GDP tính theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ/năm đó (kỳ/năm nghiên cứu).
Giá cố định: Nghĩa là phải chọn giác ủa 1 năm nào đó làm gốc để tính cho tất cả các năm.
Công thức tính GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ Hệ số giảm phát GDP.
V. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
a. Cách tính dòng chi tiêu:
Nền kinh tế giản đơn: GDP = C + I
Nền kinh tế giản đóng: GDP = C + I + G
Nền kinh tế mở: GDP = C + I + G + NX (X - M)
b. Các tính theo giá trị sản xuất:
Trong SNA, GDP theo ngành kinh tế được chia theo 3 khu vực chính:
Khu vực 1: Bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Khu vực 2: Bao gồm các hoạt động khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện...
Khu vực 3: Bao gồm thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
c. Cách tính theo dòng thu nhập:
Xác định tổng thu nhập chi trả cho các yếu tố sản xuất phát sinh trên lãnh thổ nước đó
Công thức tính: W + R + i + π + De + Ti
W: Tiền lương, tiền công
R: Tiền thuê
i: tiền lãi
π: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
De: Khấu hao
Ti: Thuế gián thu
d.Kết luận:
Về lý thuyết, cả ba cách tính phải cho cùng kết quả, vì tổng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ phải bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, và bằng tổng thu nhập được chi trả cho các yếu tố sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ này.
2. Tổng sản phẩm quốc gia GNP – Thu nhập quốc gia GNI
a. Khái niệm
Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
b. Công thức tính
Nếu tính trực tiếp, GNP cũng được tính theo 3 cách như GDP, nhưng số liệu phải được tập hợp theo sở hữu. :
Cũng có thể tính gián tiếp qua GDP dựa vào mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu quốc gia và quốc nội
Công thức: GNP = GDP + NFFI (IFFI - OFFI)
NFFI: Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
IFFI: Thu nhập yếu tố xuất khẩu chuyển vào, do xuất khẩu các yếu tố sản xuất
OFFI: Thu nhập yếu tố nhập khẩu chuyển ra nước ngoài, do nhập khẩu các yếu tố sản xuất
3. Sản phẩm quốc nội ròng NDP:
a. Khái niệm
Sản phẩm quốc nội ròng (NDP) là giá trị bằng tiền của phần giá trị mới tạo ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
b. Công thức tính:
Trực tiếp
Theo dòng thu nhập: NDP = R + W + i + π + Ti
Theo dòng chi tiêu: NDP = C + IN + G + X - M
Gián tiếp
NDP = GDP - De
4. Sản phẩm quốc gia ròng NNP:
a. Khái niệm
Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) là giá trị bằng tiền của phần giá trị mới do công dân một nước tạo ra, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
b. Công thức tính
NNP = GNP - De
NNP = NDP + NFFI
5. Thu nhập quốc gia (NI)
a. Khái niệm
Thu nhập quốc gia (NI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập do công dân một nước tạo ra, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Nó chính là sản phẩm quốc gia ròng theo giá sản xuất (NNPfc).
b. Công thức tính
Trực tiếp theo dòng thu nhập
NI = W + R + i + Π + NFFI
Từ GDP
NI = NNP fc = NNP mp -Ti
fc: chi phí yếu tố
mp: giá thị trường
6. Thu nhập cá nhân (PI)
a. Khái niệm
Thu nhập cá nhân (PI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập thực sự được chia cho các cá nhân, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
b. Công thức tính
PI = NI − Π(nộp + không chia) + Tr
Π(nộp + không chia): Là lợi nhuận dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận giữ lại không chia của doanh nghiệp.
Tr: Chi chuyển nhượng.
7. Thu nhập khả dụng (DI)
a. Khái niệm:
Thu nhập khả dụng (DI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập cuối cùng mà dân chúng có thể sử dụng theo ý muốn cá nhân trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
b. Công thức tính:
DI = PI - T cá nhân
VI. Các vấn đề khác của GDP
1. GDP có đơn vị tính là tiền
. Nghĩa là bao hàm yếu tố giá cả đặc thù của từng nền kinh tế. Nhưng cũng có thể so sánh GDP của các quốc gia khác nhau, bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) bằng một trong hai phương thức sau:
Tỷ giá hối đoái hiện hành
: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế
Tỷ giá ngang bằng sức mua:
GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa thông thường là đồng đô la Mỹ.
2. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:
Thứ 1:
Có nhiều cách tính
Gặp những bối rối (nhất là so sánh xuyên quốc gia).
Như là thước đo về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.
Thứ 2:
Không tính đến kinh tế chợ đen, kinh tế trao đổi
Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực hiện một cách không chính thức chiếm phần lớn, thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.
Thứ 3:
GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển
Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao, do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
Thứ 4:
GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng vì không tính đến những hiệu ứng tiêu cực
Ví dụ, một doanh nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường.
Thứ 5:
GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước
Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế, trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.