Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỆ SINH THÁI và TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI, TRẦN LÊ THIÊN QUỐC,…
HỆ SINH THÁI và
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
HỆ SINH THÁI
KHÁI NIỆM
Là một hệ thống ổn định.
Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã).
Sinh vật luôn tác động lẫn nhau và với các thành phần của sinh canh.
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC
Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh)
Các chất vô cơ
Các chất hữu cơ
Các yếu tố khí hậu
Thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật
SV sản xuất
Là những loài sinh vật có khả năng quang hơp và hóa tổng hợp --> tạo nên nguồn thức ăn tự nuôi mình và nuôi sinh vật dị dưỡng.
SV tiêu thụ
động vật ăn thực vật
động vật ăn thịt.
SV phân giải
Là những loài SV sống dựa vào sự phân giải các chất hữu cơ có sẵn thành các chất vô cơ để trả lại môi trường.
vi khuẩn hoại sinh.
một số loài động vật không xương sống ăn mùn hữu cơ.
nấm.
CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI TRÊN TRÁI ĐẤT
Hệ sinh thái tự nhiên
Trên cạn
rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bác và đồng rêu hàn đới.
Đặc trưng bởi quần thể thực vật.
Yếu tố có vai trò chủ yếu: khí hậu.
Dưới nước
Nước mặn
Ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi
Đặc trưng bởi độ sâu của lớp nước.
Hệ thực vật kém đa dạng loài so với trên cạn. Chủ yếu chỉ có VK và tảo
Hệ động vật phong phú và có hầu hết các nhóm ĐV (trừ ĐV đặc trưng ở môi trường cạn).
Nước ngọt
hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
Các hệ sinh thái nhân tạo
Gồm: HST đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố.
Thành phần: giống HST tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng khác.
Đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người --> con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí.
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
chuỗi thức ăn
một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi.
Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Có 2 loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải.
lưới thức ăn
Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
Quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp.
Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
bậc dinh dưỡng
Có nhiều bậc dinh dưỡng:
Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …
Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng.
tháp sinh thái
Định nghĩa
Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Phân loại
Có 3 loại tháp sinh thái:
Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
TRẦN LÊ THIÊN QUỐC
LÊ NGUYỄN THẢO VY
NGUYỄN KHÁNH ĐẠT
NGUYỄN YẾN KHANH
HỒ VIÊN THẢO
Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → chuột →Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.
Nước, oxi, nitơ, P...
Protein, cacbohidrat, lipit...
Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ăn thịt → cá → sinh vật phân giải.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió...