Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT - Coggle Diagram
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
& VĂN BẢN HỌC THUẬT
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
Đặc trưng của ngôn ngữ học thuật
Tính trừu tượng - khái quát cao
Ngôn ngữ học thuật là phương tiện của tư duy khoa học đồng thời là phương tiện của giao tiếp khoa học vì nó phải mang tính trừa tượng và khái quát cao
Tính logic nghiêm ngặt
là quá trình tìm kiếm để nâng cao và phát triển kiến thức - quá trình dù rất động song có logic nghiêm ngặt với mục tiêu rõ ràng để từng bước hình thành nên hệ thống hợp lý
Tính chính xác khách quan
Tư duy khoa học - quá trình con người thực hiện để đạt mục đích của khoa học là phản
ánh chính xác, chân thực khách quan các quy luật của hiện thực
Chức năng của Ngôn ngữ học thuật
Chức năng giao tiếp khoa học
là công cụ được các nhà khoa học sử dụng để mã hóa/ giải mã thông tin, kiến thức khoa học truyền đi
Chức năng tư duy khoa học
là thứ công cụ không chỉ
giúp ghi lại, thể hiện mà còn góp phần làm định hình quá trình và kết quả tư duy khoa học.
Khái niệm ngôn ngữ học thuật
Ngôn ngữ học thuật là ngôn ngữ của hoạt động giao tiếp - tư duy khoa học. trong
môi trường khoa học, giữa những nhà khoa học nhằm mục đích khoa học.
TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
Yêu cầu cơ bản của văn bản học thuật
Yêu cầu về hình thức
Đảm bảo yêu cầu về hình thức giúp văn bản có kết cấu hoàn chỉnh: có đầy đủ các bộ
phận theo quy định, yêu cầu
Yêu cầu về tính liêm chính học thuật (Academic integrity)
Tìm đúng nguồn uy tín
Trích dẫn nguồn chính xác, đúng quy định
Nêu rõ nguồn thông tin
Yêu cầu về tính hướng đích
Mỗi văn bản học thuật đều hướng tới một mục đích nhất định chính là luận điểm chính của văn bản. Để đạt mục đích - chứng minh, diễn giải, khẳng định luận điểm thuyết phục người tiếp nhận nghe, tin, đồng ý, làm theo.
Yêu cầu về nội dung
diễn đạt đầy đủ một sự việc,một hiện tượng bằng cách diễn đạt đầy đủ từng bộ phận, từng thành phần, từng yếu tố cấu tạo tạo nên sự việc, hiện tượng.
Phân loại văn bản học thuật
Phân loại văn bản học thuật theo mục đích tạo lập
Thể loại phân tích
Thể loại thuyết phục
Thể loại phê bình
Thể loại mô tả
Phân loại văn bản học thuật theo mục đích sử dụng
Văn bản học thuật chuyên sâu:
Văn bản học thuật giáo khoa
Văn bản học thuật phổ cập
Khái niệm văn bản học thuật
Văn bản là một chuỗi đơn vị ngôn ngữ ở dạng nói hoặc dạng viết có cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt một nội dung trọn vẹn nhằm đạt mục đích giao tiếp trong bối cảnh giao tiếp nhất địng.
Văn bản học thuật (academic text) là một chuỗi đơn vị ngôn ngữ học thuật (academic language) ở dạng nói hoặc dạng viết có cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt một nội dung khoa học trọn vẹn nhằm đạt mục đích giao tiếp khoa học trong bối cảnh học thuật.
Cấu trúc cơ bản của 01 văn bản học thuật
Đặc điểm từ ngữ
Đơn nghĩa, chính xác, trung hòa về cảm xúc
Tỷ lệ lớn các từ ngữ khoa học chung (academic words) và thuật ngữ chuyên ngành
(terminology)
Từ loại phổ biến là danh từ (định danh hóa hoạt động, tính chất, thuộc tính,…) để biểu
hiện các khái niệm khoa học
Đại từ được sử dụng chủ yếu ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba số nhiều.
Đặc điểm cú pháp
Câu là một đơn vị thông báo chủ yếu với cú pháp chuẩn
Câu có kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.
Câu có thể khuyết chủ ngữ, chủ ngữ không xác định, vô nhân xưng
Thể loại câu chủ yếu là câu tường thuật.
Loại câu chủ yếu là câu phức, câu ghép có sử dụng các liên từ, cặp liên từ.
Cấu trúc cơ bản của 01 văn bản học thuật
Cấu trúc là một đặc điểm của văn bản học thuật, là sự tổ chức, bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn, các câu của văn bản theo một trật tự logic và có sự liên kết chặt chẽ giúp diễn đạt hiệu quả nội dung để đạt mục đích
Liên kết và mạch lạc văn bản
Liên kết văn bản là loại liên kết chỉ có ở cấp độ văn bản, là trình tự sắp xếp các phần,các đoạn, các câu trong văn bản và mạng lưới các mối quan hệ qua lại giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản
Liên kết nội dung
Liên kết nội dung là mạng lưới liên hệ logic - ngữ nghĩa giữa các câu, các đoạn, các
phần hướng về cùng một chủ đề, cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
Liên kết hình thức
Liên kết hình thức là việc sử dụng các phương thức và phương tiện ngôn ngữ để gắn các câu thành đoạn, các đoạn thành các phần, các phần thành văn bản.