Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ - Coggle Diagram
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
1. Đối tượng nghiên cứu của KTVM
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu ở góc độ tổng thể
Đo lường chi phí sinh hoạt
Thất nghiệp và lạm phát
Đo lường thu nhập quốc gia
Hệ thống tiền tệ
2. Mục tiêu của KTVM
Mục tiêu tổng quát
Công bằng
Ổn định
Hiệu quả
Tăng trưởng
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Sản lượng quốc gia thực ngang bằng mức sản lượng tiềm năng
Sản lượng quốc gia (Y): Là giá trị toàn bộ SP cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong 1 thời gian nhất định
Sản lượng quốc gia tiềm năng (Yp): Là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỉ tệ thất nghiệp tự nhiên và tỉ lệ lạm phát vừa phải.
Đo lường/ Biểu hiện: Theo hệ thống các tài khoản Quốc gia (SNA) thì sản lượng Quốc gia được biểu hiện bằng các tiêu chí cụ thể: GDP, GNP...
Chu kỳ kinh tế:
Là biến động của sản lượng thực dao động xoay quanh sản lượng tiềm năng (còn được gọi là sản lượng theo xu hướng)
Gồm bốn thời kì theo trình tự: hưng thịnh, suy thoái, đình trệ và phục hồi
Sự chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng tạo ra các lỗ hổng sản lượng, bao gồm lỗ hổng suy thoái và lỗ hổng lạm phát
Lỗ hổng suy thoái xuất hiện khi sản lượng thực nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng
Lỗ hổng lạm phát xuất hiện khi sản lượng thực vượt quá mức sản lượng tiềm năng
Mục tiêu 2: Tạo công ăn việc làm và khống chế tỉ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên
Thất nghiệp:
Trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, có đăng ký tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Các dạng thất nghiệp gồm:
Thất nghiệp tạm thời: Là mức thất nghiệp tối thiểu không thể loại trừ trong xã hội
Thất nghiệp cơ cấu: Đề cập đến con số thất nghiệp do nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, tạo ra sự không đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm
Thất nghiệp chu kỳ: Là mức thất nghiệp xuất hiện trong những thời kỳ kinh tế suy thoái hay đình trệ, vì vậy một số lao động bị sa thải
Lực lượng lao động: Là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang làm việc hay chưa có việc làm đang đăng ký tìm việc tìm việc
Tỷ lệ thất nghiệp: Số người thất nghiệp/ tổng số lực lượng lao động
Theo định luật OKUN: khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỉ lệ thất nghiệp thực tế tăng 1% so với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và ngược lại
Y < Yp => Ut > Un
Y > Yp => Ut < Un
Mục tiêu 3: Mức giá chung tương đối ổn định hay tỉ lệ lạm phát vừa phải
Lạm phát:
Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian
Căn cứ vào mức độ, lạm phát chia thành 3 loại:
Lạm phát vừa phải: lạm phát một số, dưới 10%/năm
Lạm phát phi mã: lạm phát hai, ba số, từ 10%/năm đến dưới 1000%/năm
Siêu lạm phát: lạm phát bốn số trở lên, lớn hơn 1000%/năm
Tỉ lệ lạm phát (If): tỉ lệ lạm phát của 1 năm nào đó là tỉ lệ % tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá năm trước
Chỉ số giá tiêu dùng chung ( CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà 1 hộ gia đình mua ở kì này so với kì gốc
Mục tiêu kiểm soát lạm phát: Khống chế lạm phát ở mức vừa phải
Mục tiêu 4: Ổn định hệ thống tiền tệ
Cán cân thanh toán: là bảng ghi chép một cách có hệ thống các giao dịch, được lập nên là để tóm tắt các giao dịch tài chính của một nước với thế giới bên ngoài
Các cân thanh toán có thể ở một trong ba tình trạng:
Cán cân thanh toán cân bằng: lượng ngoại tệ trong nước đi vào và ra bằng nhau
Cán cân thanh toán thặng dư: lượng ngoại tệ trong nước đi vào lớn hơn đi ra
Cán cân thanh toán thâm hụt: lượng ngoại tệ trong nước đi vào nhỏ hơn đi ra
Mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ: ổn định tỉ giá hối đoái và giữ cho cán cân thanh toán không thâm hụt quá lớn và kéo dài
3. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Dòng chu chuyển nền kinh tế giản đơn
Nền kinh tế giản đơn là chưa có chính phủ, trong nền kinh tế này chỉ có 2 chủ thể đó là hộ gia đình và doanh nghiệp:
Hộ gia đình là nơi sở hữu, cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động, tài sản, vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra.
Doanh nghiệp là nơi sử dụng các yếu tố sản xuất do các hộ gia đình cung cấp.Thông qua thị trường các yếu tố sản xuất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Dòng chu chuyển nền kinh tế giản đóng
Chính phủ tham gia vào chu chuyển kinh tế
Chính phủ là khu vực trung gian giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Ngân sách của Chính phủ trang trải mọi chi phí cho các hoạt động của Chính phủ và nguồn thu cho ngân sách là thuế do khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp nộp.
Dòng chu chuyển nền kinh tế mở
Có chủ thể nước ngoài tham gia vào chu chuyển kinh tế sẽ có...
Một lượng sản phẩm sản xuất trong nước được người nước ngoài mua thông qua hoạt động Xuất khẩu (X)
Một lượng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài được luân chuyển vào trong nước thông qua hoạt động nhập khẩu (M).
Cho thấy sự luân chuyển trong một nền kinh tế hiện đại, sự xuất hiện của chủ thể nước ngoài đã tác động không chỉ đến thị trường tư liệu tiêu dùng mà còn tác động đến thị trường các yếu tố sản xuất
Làm cho lượng tiền đi ra và lượng tiền đi vào của một nền kinh tế thường xuyên bị biến động
4. Các công cụ chính sách điều tiết KTVM
Chính sách tài khóa
Khái niệm: Là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chỉ tiêu và/hoặc thuế của Chính Phủ
Mục tiêu: làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh
Công cụ của chính sách tài khóa:
Chỉ tiêu của Chính phủ
Thuế
Chính sách tiền tệ
Khái niệm: chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái tác động đến việc cung ứng tiến cho nền kinh tế nhằm tới các mục tiêu như ổn định tiền tệ, ổn định giá cả,giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế.....
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ mở rộng (hạ lãi suất chiết khẩu, giam tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng mua vào trên thị trưởng chừng khoản)
Chính sách tiền tệ thu hẹp (tăng lãi suất chiết khẩu,tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán chứng khoán ra thị trường)
Mục tiêu:
Tăng trưởng kinh tế
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Ổn định giá cả thị trường
Kiểm soát lạm phát
Chính sách ngoại thương
Khái niệm: Là hoạt động thương mại như mua bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác theo nguyên tắc ngang bằng giá
Chính sách ngoại thương: Tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán thông qua chính sách về tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch,...
Vai trò:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra quốc tế
Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên phát triển
Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một số quốc gia
Chính sách thu nhập
Khái niệm: là chính sách của chính phủ tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả
Bao gồm:
Chính sách giá cả
Chính sách tiền lương
Mục đích: Kiềm chế lạm phát
5. Tổng cung, tổng cầu
Tổng cung
Tổng cung là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung, trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện không đổi
GDP là một trong nhiều chỉ tiêu dùng để đo lường tổng cung
Đặc điểm:
Y < Yp: hơi dốc
Y > Yp: rất dốc và thẳng đứng ở mức Ymax
Dốc lên từ trái sang phải
Trong dài hạn, đường tổng cung (LAS) thẳng đứng tại mức Yp
Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cung:
Nhân công
Tư liệu sản xuất (công nghệ)
Tài nguyên thiên nhiên
Vốn tài chính
Tổng cầu
Khái niệm: Là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các thành phầnkinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp, cổ phần và nước ngoài) muốn mua ở một mức giá chung, trong 1 khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện không đổi.
Phương trình đường tổng cầu:
Nền kinh tế giản đơn: AD = C + I
Nền kinh tế giản đóng: AD = C + I + G
Nền kinh tế mở: AD = C + I + G + NX (X - M)
Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cầu:
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư của tư nhân
G: Chi tiêu của chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Đặc điểm:
Dốc xuống từ trái sang phải
P tăng => AD giảm
P giảm => AD tăng
P tăng => Xu hướng đầu tư tài chính hoặc mua hàng nhập khẩu nhiều hơn
Sự cân bằng tổng cung - tổng cầu
Trạng thái cân bằng khi tổng cung dự kiến bằng mức tổng cầu dự kiến
Sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Yo < Yp): Nền KT cân bằng ở tình trạng thiểu dụng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Ut > Un)
Sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng (Yo = Yp): Nền KT cân bằng ở tình trạng mức toàn dụng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Ut = Un)
Sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Yo > Yp): Nền KT cân bằng ở tình trạng trên mức toàn dụng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Ut < Un
Trạng thái cân bằng thay đổi
TH1: Tổng cung không đổi, tổng cầu tăng
Tổng cầu tăng, đường AD dịch chuyển sang phải
Nền kinh tế tăng trưởng
Sản lượng cân bằng tăng
Thất nghiệp giảm nhưng lạm phát xuất hiện
TH2: Tổng cầu không đổi, tổng cung giảm
Tổng cung ngắn giảm, đường SAS dịch chuyển sang trái
Nền kinh tế suy thoái
Sản lượng cân bằng giảm
Thất nghiệp tăng, xuất hiện lạm phát