Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phân loại Phương tiện dạy học - Coggle Diagram
Phân loại Phương tiện dạy học
Theo cấu tạo, nguyên lý và mục đích sử dụng
Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện
Phần cứng: Bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng
Phần mềm: Là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh
Dựa vào mục đích sử dụng
Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học: Bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh
Phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học: Là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận
lợi, có hiệu quả và liên tục.
Dựa vào cấu tạo của phương tiện
Các phương tiện dạy học truyền thống (vật thật, mô hình, tranh, ảnh, bản vẽ, bản phấn..v.v...)
Các phương tiện nghe nhìn hiện đại (Radio, ti vi...)
Theo quan điểm về lịch sử, trạng thái, tính chất
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng
Phương tiện dạy học dùng cho học sinh trong quá trình học tập: Chúng có thể giống với PTDH dùng cho giáo viên nhưng về số lượng lớn hơn, tuổi thọ cần bền hơn để đáp ứng nhu cầu khai thác trong học tập của học sinh.
Phương tiện dạy học hỗ trợ cho dạy và học: là các phương tiện có vai trò hỗ trợ dạy và học, gồm có phương tiện dạy học gián tiếp nêu trên.
Phương tiện dạy học dùng cho giáo viên trong giảng dạy: là loại phương tiện dành riêng cho giáo viên sử dụng khi giảng dạy và hướng dẫn học sinh học tập.
Căn cứ vào tính chất hoạt động của PTDH
Các vật tượng hình, mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, tài liệu sao chép: Các PTDH này sẽ tham gia vào quá trình chủ thể thực hiện các hành động mô hình hóa làm cơ sở hình thành hành động ngôn ngữ và hành động trí tuệ.
Các vật thí nghiệm, thực hành, thực nghiệm: Là loại PTDH tham gia vào quá trình hình thành các quan điểm nhận thức, quan điểm khoa học thông qua các hành động thử nghiệm của học sinh.
Các vật thật, vật mẫu, máy móc...: là các PTDH được dùng vào việc thực hiện các hoạt động đối tượng cảm tính để hình thành khái niệm cơ bản.
Các phương tiện dạy học mới:
Là nhóm các phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra biểu tượng trung thực về đối tượng cũng như quá trình của chúng, làm cơ sở hình ảnh cho việc hình thành khái niệm.
Căn cứ vào sự tham gia có tính chất trực tiếp, gián tiếp
Phương tiện dạy học trực tiếp: Chúng bao gồm các phương tiện dạy học mang tin và truyền tin. Chúng có vai trò rất lớn trong quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học gián tiếp: có vai trò hỗ trợ cho hoạt động dạy học, rất cần thiết như bảng phấn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển nhiệt độ...
Căn cứ vào cơ sở thiết bị dạy học: Xác định đúng loại phương tiện cần sử dụng, nắm vững đặc điểm, tính chất của PTDH để khai thác tối ưu hiệu quả của phương tiện DH đó
Căn cứ vào lịch sử xuất hiện phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học mới: Được xác định trên cơ sở tư duy lý luận của nhà giáo dục và bao gồm những phương tiện kỹ thuật dạy học như máy quay băng, tivi, máy chiếu,...
Phương tiện dạy học truyền thống: Được xác định trên cơ sở tư duy kinh nghiệm của nhà sư phạm và ra đời từ rất sớm như vật thật, mô hình, tranh, ảnh, bản vẽ,.v.v...