Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tình cảm cha con ông Sáu trong cảnh tay chia tay - Coggle Diagram
Tình cảm cha con ông Sáu trong cảnh tay chia tay
Hoàn cảnh cuộc chia tay
Ông Sáu tham gia kháng chiến 8 năm mới được trở về với lòng mong nhớ được gặp con gái
Thế nhưng bé Thu vì vết thẹo nên kiên quyết ko nhận ông Sáu là cha
Đếm khi nhận ra thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường
=> Hoàn cảnh éo le, trớ trêu của 2 cha con
=> Là hoàn cảnh chung của biết bao gia đình trong chiến tranh
Trước khi ông Sáu nói lời chia tay
Bé Thu
đứng ở góc nhà
vẻ mặt buồn sầu
đôi mắt mênh mông buồn xôn xao
cái nhìn không còn lạ lùng, ngơ ngác mà nghĩ ngợi sâu xa
=> Những thay đổi trong nhận thức và tâm lí của bé Thu
=> Bé Thu đã nhận ra ông Sáu là cha nhưng cái tôi của một đứa trẻ mới lớn không cho phép nó nhận sai và bày tỏ tình cảm với ông
Ông Sáu
chỉ dám đứng nhìn con từ xa, ánh mắt buồn rầu, trìu mến
=> Đó là một người cha tội nghiệp, yêu con, nhớ con mà không dám gần con
Khi ông Sáu nói lời chia tay
Lời từ biệt khe khẽ gói trọng yêu thương, ngậm ngùi của ông Sáu : "Thôi, ba đi nghe con!" : đã gây ra những chấn động mạnh mẽ trong tâm lý của bé Thu, vì nó xác nhận giây phút chia tay đến thật rồi, ko còn cơ hội nữa. Câu nói như giọt nước tràn ly giúp cho Thu vượt qua được cái tôi của chính mình, chiến thắng được sự bướng bỉnh và xấu hổ của bản thân
Phản ứng của Thu
Tiếng kêu lên "Ba..a..a...ba" nghe như tiếng xé, bởi nó là tiếng gọi mà Thu đã ước ao, dồn nén suốt 8 năm nay, nay như vỡ tung ra, bùng nổ mạnh mẽ
Chạy xô tới, nhảy thót lên, nhanh như một con sóc, hôn lên khắp vùng: hôn làn tóc, hôn vai, hôn má và hôn lên cả vết thạo => Nhịp văn nhanh, dồn dập + BPTT liệt kê, so sánh thể hiện những hành động cuống quýt, vồ vập, níu giữ ba của Thu
Làn tóc tơ sau ót dựng đứng + đôi vai nhỏ run run => sự xúc động mãnh liệt trong trái tim nhỏ bé của Thu
Ông Sáu
1 tay ôm con
1 tay rút khăn lau nước mắt
=> 1 người lính đã từng lăn lội trên chiến trường sinh tử hàng chục năm trời mà giờ đây phải rơi nước mắt. Đây ko phải giợt nước mắt cảu đớn đau hay sợ mãi mà là giọt nước mắt hạnh phúc của người làm cha đã hơn 8 năm lần đầu tiên được nghe tiếng gọi ba. Đây cũng là giọt nước mắt của xót xa, đau đớn trước tình cảnh éo le. Giọt nước mắt vừa cho thấy sự hi sinh, vừa cho thấy vẻ đẹp của người lính
Bé Thu níu giữ : "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con" : Đằng sau hành động níu giữ ấy là khát khao mãnh liệt những tháng ngày được ở bên cha của đứa con gái thiếu thốn tình cha. Nhưng ông Sáu ko vì tình riêng mà gác lại việc nước. Không thể níu giữ được ba, bé Thu dặn : "Ba về! Ba mua cho con 1 cây lược nghe ba!" Cây lược là mong muốn chung của biết bao bé gái. Nhưng đặt trong hoàn cảnh chia tay của cha con ông Sáu, cây lược tượng trưng cho ước muốn cha chở về bình an, khát khao 1 ngày đoàn tụ. Từ đây, cây lược đi vào tác phẩm như biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt trong chiến tranh
=> Nếu trước khi ông Sáu nói lời chia tay, giữa 2 cha con vẫn còn 1 khoảng cách, ranh giới ko thể bước qua thì lời chia tay của ông Sáu như 1 chất xúc tác giúp cho bé Thu vượt qua được cái tôi của chính mình, giúp 2 cha con bộc lộ tình cảm thật mãnh liệt và xúc động
Ý nghĩ cảnh chia tay
Là cảnh tượng tượng xúc động và hay nhất của tác phẩm
Vừa cho thấy hoàn cảnh éo le vừa ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng, đẹp đẽ
Bộc lộ tấm lòng cảm thông, thấu hiểu của nhà văn với hoàn cảnh éo le mà con người phải chịutrong chiến tranh