Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 4. HÀNH VI KHÁCH HÀNG, Hành vi khách hàng tổ chức - Coggle Diagram
CHƯƠNG 4. HÀNH VI KHÁCH HÀNG
Hành vi người tiêu dùng
Vai trò trong tiến trình ra quyết định
Người quyết định
Người ra toàn bộ quyết định mua hay một phần quyết định mua.
Người mua
Người thực sự tiến hành việc mua sản phẩm.
Người ảnh hưởng
Người mà quan điểm hay lời khuyên của họ có tầm quan trọng và ảnh hưởng trong việc ra quyết định mua cuối cùng.
Người sử dụng:
Người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm,...
Người khởi xướng
Người đầu tiên đề nghị hay nghĩ ra ý tưởng phải mua một sản phẩm dịch vụ cụ thể
Các kiểu hành vi mua
Hành vi mua hàng phức tạp
xuất hiện trong những trường hợp người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều và trong cảm nhận của họ các thương hiệu khác nhau nhiều. Thường xảy ra với các hàng hóa đắt tiền, nhiều rủi ro, không cần mua thường xuyên và mang tính tự biểu hiện cao.
Hành vi mua thỏa hiệp
xảy ra trong các trường hợp mà người mua phải tìm hiểu cân nhắc nhiều nhưng lại cảm thấy cácthương hiệu không khác nhau là bao. Thường xảy ra với các hàng hóa đắt tiền, không thường xuyên mua hoặc có rủi ro cao.
Hành vi mua theo thói quen
xuất hiện trong các trường hợp người tiêu dùng ít phải tìm hiểu cân nhắc và sự khác biệt giữa các thương hiệu không đáng kể
Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng
xuất hiện trong những trường hợp người tiêu dùng ít phải tìm hiểu, cân nhắc nhưng các thương hiệu lại khác nhau đáng kể
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi NTD
Văn hóa
Nền văn hóa: là tập hợp các giá trị cơ bản, nhận thức, mong muốn và hành vi mà một thành viên trong xã hội học hỏi được từ gia đình và những người quan trọng khác. Là nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi NTD.
Nhánh văn hóa: là một nhóm người cùng chia sẻ các hệ thống giá trị dựa trên việc cùng chung những kinh nghiệm và tình huống sống.
Tầng lớp xã hội: là các bộ phận được tạo thành từ sự phân chia theo cấp bậc và tương đối ổn định, lâu dài trong một xã hội. Những thành viên trong từng tầng lớp xã hội cùng chia sẻ các giá trị, mối quan tâm và hành vi giống nhau.
Cá nhân
Nghề nghiệp
Tình trạng kinh tế: Thu nhập; tiết kiệm; khả năng đi vay; quan điểm về chi tiêu/tích lũy
Tuổi và giai đoạn vòng đời
Phong cách sống: là cách thức sống của một người được thể hiện qua các đặc điểm tâm lí học của họ
Tính cách: là các đặc điểm tâm lí độc đáo, duy nhất giúp phân biệt một người hay một nhóm người.
Xã hội
Gia đình
Kiểu hộ gia đình
Qui mô bình quân của hộ gia đình
Phần thu nhập dành cho chi tiêu
Vai trò và ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đối với việc mua sắm
Nhóm tham khảo: chỉ hai hay nhiều hơn hai người tương tác với nhau để hoàn thành các mục tiêu chung hoặc mục tiêu cá nhân.
Vai trò và địa vị xã hội: con người thường lựa chọn các sản phẩm và có hành vi phù hợp với vai trò và địa vị của họ.
Tâm lí
Động cơ: nhu cầu có tính cấp thiết đủ lớn khiến con người phải tìm cách thỏa mãn chúng
Lý thuyết của Abraham Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 bậc
Nhu cầu sinh lý (physiological)
Nhu cầu an toàn (safety)
Nhu cầu xã hội (social)
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem)
Nhu cầu tự hoàn thiện (Self - Actualization)
Lý thuyết của Sigmund Freud
Con người là những đối tượng kìm nén ham muốn
Những ham muốn này không bao giờ bị loại bỏ hoặc bị kiểm soát hoàn toàn, chúng có thể hiện lên trong giấc mơ, qua lời nói, trong những hành vi bị ám ảnh hay loạn thần kinh, hay trong các chứng rối loạn tâm thần.
Con người không thực sự ý thức được các tác động tâm lí hình thành nên hành vi của họ
Học hỏi: là các thay đổi trong hành vi của một cá nhân, xuất phát từ những kinh nghiệm của họ.
Niềm tin: là ý nghĩa cụ thể mà một người có được về một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Nhận thức: là quy trình mà qua đó con người lựa chọn, sắp xếp, tổ chức và biên dịch thông tin để hình thành nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Thái độ: các đánh giá, cảm giác và khuynh hướng hành động tương đối nhất quán, kiên định của một người đối với một sự vật, hiện tượng hay một ý tưởng nào đó.
Quy trình ra quyết định mua của NTD
Nhận diện nhu cầu
Là giai đoạn mà người mua phát hiện ra một vấn đề hay một nhu cầu nào đó
Tìm kiếm thông tin
Là giai đoạn mà người mua được khơi gợi để tìm kiếm thông tin (chú ý đến thông tin hoặc tích cực thực hiện tìm kiếm thông tin)
Đánh giá các lựa chọn
Là giai đoạn mà người mua sử dụng thông tin để đánh giá các thương hiệu khác nhau trong tập chọn
Quyết định mua
Là giai đoạn mà người mua sẽ quyết định về thương hiệu cụ thể họ sẽ mua
Hành vi sau khi mua
Là giai đoạn mà người tiêu dùng thực hiện các hành động tiếp theo sau khi mua dựa trên sự hài lòng hay khônghài lòng của họ với việc mua
Mô hình hành vi NTD
Quy trình ra quyết định đối với sản phẩm mới
Qui trình chấp nhận sản phẩm mới
Nhận thức/biết
NTD bắt đầu nhận thức biết đến sự tồn tại của SP mới nhưng lại thiếu thông tin về sản phẩm
Hứng thú/quan tâm
NTD tìm kiếm thông tin về sản phẩm mớ
Đánh giá
NTD xem xét liệu có đáng để dùng thử sản phẩm hay không
Thử
NTD sử dụng thử sản phẩm mới với qui mô nhỏ để hoàn thiện đánh giá về giá trị của sản phẩm
Chấp nhận
NTD quyết định sử dụng thường xuyên và hoàn toàn sản phẩm mới
Các nhóm người chấp nhận
Nhóm tiên phong đổi mới
Nhóm nhấp nhận sớm
Nhóm đa số chấp nhận sớm
Nhóm đa số chấp nhận muộn
Nhóm lạc hậu
Đặc điểm sản phẩm mới đối với sự chấp nhận sản phẩm mới
Lợi thế tương đối
Tính phức tạp
Tính tương thích
Khả năng dùng thử
Khả năng truyền đạt
Khái quát về NTD và hành vi NTD
Thị trường NTD: là tập hợp tất cả các cá nhân và tổ chức có mua sắm hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ với mục đích tiêu dùng cá nhân.
Mua nhỏ lẻ.
Phân tán về mặt địa lý
Đa dạng về tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ.
Đa dạng về nhu cầu, mong muốn, sức mua,...
Quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.
Hành vi NTD: là hành vi mua của những NTD cuối cùng, là toàn bộ hành động mà NTD bộc lộ ra trong quá trình tìm hiểu, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Hành vi khách hàng tổ chức
Đặc điểm của thị trường tổ chức
Các dạng quyết định và quy trình ra quyết định
Quyết định mua có tính chất phức tạp
Tiến trình mua chặt chẽ bài bản.
Cấu trúc thị trường và đặc tính nhu cầu
Số lượng người mua ít nhưng mua tầm cỡ lớn
Quy mô mua thường lớn ( số lượng, giá trị...)
Phân bố tập trung hơn về mặt địa lí
Nhu cầu của họ là nhu cầu thứ phát
Nhu cầu của họ ít co giãn theo giá nhưng co dãn mạnh đối với nhu cầu của NTD
Bản chất của tổ chức mua hàng
Việc mua sắm thường có nhiều nên tham gia
Các đặc tính khác
Mô hình hành vi mua của khách hàng tổ chức
Mua lặp lại không thay đổi
Mua lặp lại theo thói quen mà không có bất kỳ điều chỉnh nào
Mua lặp lại có thay đổi
Mua có điều chỉnh một số điều kiện kỹ thuật, giá cả, quy cách, giao hàng... hoặc nhà cung cấp
Mua mới
Là hình thức mà các tổ chức lần đâu mua sản phẩm/ dịch vụ.
Thành viên tham giá trong quá trình mua hàng của tổ chức
Người sử dụng.
Người ảnh hưởng.
Người mua
Người quyết định
Người gác cổng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng tổ chức
Nhân tố môi trường
Nền kinh tế
Các điều kiện cung cấp
Công nghệ
Sự cạnh tranh
Phong tục và văn hóa
Nhân tố tổ chức
Mục tiêu
Chính sách
Cơ cấu tổ chức
Hệ thống
Quá trình
Nhân tố tương tác trong tổ chức
Sự ảnh hưởng.
Ý kiến chuyên môn
Thẩm quyền
Động lực
Yếu tố cá nhân.
Tuổi/ trình độ học vấn
Vị trí công việc
Động cơ.
Tính cách
Sự yêu thích
Phong cách mua
Tiến trình ra quyết định mua của khách hàng tổ chức
Nhận thức vấn đề
Mô tả tổng quan nhu cầu
Xác định quy cách sản phẩm
Tìm kiếm nhà cung cấp
Yêu cầu chào hàng
Lựa chọn nhà cung cấp
Làm thủ tục đặt hàng
Đánh giá kết quả thực hiện